Bổ sung các chất chống oxy hóa và vitamin:
Vitamin A (gồm carotenoid và beta-carotene): quan trọng đối với sự tăng sinh và biệt hóa tế bào biểu mô, có đặc tính chống oxy hóa. Được tìm thấy trong sữa, gan động vật, bơ, trứng, cà rố, bí đỏ, khoai lang…
Nguồn: Sưu tầm.
Vitamin C: đóng vai trò như chất chống oxy hóa nội bào, có khả năng chống lại bức xạ UV, chất sinh ung thư.
Nguồn: Sưu tầm.
Vitamin E: giảm tổn thương biểu bì do tia UVB. Tìm thấy nhiều trong các loại hạt (hạnh nhân, hướng dương, đậu nành…), cải bó xôi,..
Nguồn: Sưu tầm.
Selen: đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và khả năng tồn tại của tế bào sừng ở da.Có nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt, đậu, sản phẩm động vật (thịt bò, cá, trứng…)….
Nguồn: Sưu tầm.
Acid béo omega-3: ức chế COX-2 (một chất hóa học thức đẩy sự tiến triển của ung thư da) và cũng có tác dụng giảm viêm. Có nhiều trong các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích…), các loại hạt (óc chó, hạt lanh…)
Nguồn: Sưu tầm.
Polyphenol trong trà xanh: có tính chống oxy hóa, chống viêm và có khả năng sửa chữa AND ở vùng da tiếp xúc tia cực tím, giảm tổn thương tế bào.
Nguồn: Sưu tầm.
Hạn chế :
Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt vì có chứa hàm lượng furocoumarins (là nhóm chất gây ung thư, có thể gây ra các khối u trên da khi có bức xạ UV) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy ở da.
Nguồn: Sưu tầm.
Rượu, các đồ uống có cồn
Nguồn: Sưu tầm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm (2020) Dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học,
2. Viện dinh dưỡng (2019) Chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc---su-kien-noi-bat/che-do-an-lanh-manh-dua-tren-thuc-pham-lanh-manh.html, truy cập ngày 12/5/2021.
3. Nutrition Guide for Clinicians Cervical Cancer, https://nutritionguide.pcrm.org/nutritionguide/view/Nutrition_Guide_for_Clinicians/1342026/all/Cervical_Cancer, accessed on 08/02/2021.
4. Fung T. T., Hunter D. J., Spiegelman D., Colditz G. A., Rimm E. B. and Willett W. C. (2002) "Intake of alcohol and alcoholic beverages and the risk of basal cell carcinoma of the skin", Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 11 (10 Pt 1), 1119-22.
5. S. Wu, E. Cho, D. Feskanich, W. Q. Li, Q. Sun, J. Han and A. A. Qureshi (2015) "Citrus consumption and risk of basal cell carcinoma and squamous cell carcinoma of the skin", Carcinogenesis, 36 (10), 1162-8.
6. Skin Cancer Foundation (2017) Can Your Diet Help Prevent Skin Cancer?, https://www.skincancer.org/blog/can-your-diet-help-prevent-skin-cancer/, accessed on 05/02/2021.