Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH?

13-03-2020 10:06:26
Copy to clipboard
Nỗi lo Covid-19 làm cho nhiều người tìm đến “Bác sĩ Google” với không ít thông tin sai lệch về các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng? Các loại vitamin có hiệu quả không?

 

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch

Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch?

 

Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các tế bào, cơ quan và mô hoạt động nhịp nhàng bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu trên các cặp song sinh cho thấy, ngoài vai trò của di truyền, hoạt động của hệ miễn dịch còn được quyết định bởi những yếu tố không di truyền như stress, giấc ngủ, chế độ ăn, và chế độ luyện tập [1].

Sự thật là không có loại thần dược hay chế độ ăn chuyên biệt nào giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ chúng ta khỏi vi rút corona mới. Tuy nhiên có một số biện pháp chăm sóc bản thân và giúp hệ miễn dịch làm tốt nhiệm vụ của mình chống lại các mầm bệnh.

GIẢM STRESS

Lo lắng về Covid-19, công việc không thuận lợi và những khó khăn chung trong cuộc sống khiến chúng ta ngày càng stress, và theo một số nghiên cứu cho thấy stress sẽ làm chúng ta dễ mắc bệnh hô hấp hơn. Cơ thể sẽ chống lại bệnh tật và lành vết thương tốt hơn khi không bị stress. Hãy học cách kiểm soát stress như thiền, tập thở hay tư vấn các chuyên gia tâm lý để giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh.

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ

Một nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ cảm lạnh gấp 4,2 lần so với người ngủ hơn 7 tiếng/đêm. Nguy cơ này còn cao hơn đối với người ngủ ít hơn 5 tiếng/đêm. Vì vậy hãy cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách đặt hẹn giờ ngủ, thức; tránh tiếp xúc các màn hình (TV, điện thoại, máy tính…), ăn đêm và tập thể dục ngay trước khi ngủ.

LƯU Ý ĐẾN VITAMIN D

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa vitamin D và tình trạng miễn dịch, từ đó cho thấy việc kiểm tra nồng độ vitamin D và bổ sung vitamin D giúp cơ thể chống lại bệnh viêm đường hô hấp [2]. Cơ thể chúng ta cần có đủ vitamin D để tạo ra các protein kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi rút và vi khuẩn. Những protein này đặc biệt có hiệu lực ở đường hô hấp.

Vitamin D có nhiều ở các loại cá béo (vd. cá hồi), sữa, hay thực phẩm bổ sung vitamin D. Nồng độ vitamin D máu của chúng ta phụ thuộc vào sự tiếp xúc ánh nắng mặt trời, màu da, và vùng khí hậu – người ở miền bắc ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào mùa đông có nguy cơ giảm nồng độ vitamin D. Nồng độ vitamin D máu dưới 20ng/ml được xem là thiếu vitamin D. Nồng độ trên 30ng/ml là tối ưu.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn quan tâm đến nồng độ vitamin D của mình và muốn bổ sung vitamin D.

TRÁNH SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU RƯỢU, BIA

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa rượu, bia với chức năng hệ miễn dịch. Người uống quá nhiều rượu, bia dễ mắc bệnh hô hấp và viêm phổi hơn và khi hồi phục thì cũng chậm hơn [3].

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo không nên uống nhiều hơn 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam. Trong đó, 1 đơn vị cồn tương đương 355 ml bia (độ cồn 5%), hoặc 148 ml rượu vang (độ cồn 12%), hoặc 44 ml rượu mạnh (độ cồn 40%) [4].   

CHẾ ĐỘ ĂN CÂN BẰNG VÀ TRÁNH CÁC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHƯA ĐƯỢC KIỂM CHỨNG

Chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn có vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động hệ miễn dịch. Một số kinh nghiệm trong dân gian cho rằng tỏi, gừng, nước chanh, củ nghệ, tinh dầu kinh giới cay (oregano), nước hầm xương, và kẽm là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này còn ít, và hiện nay chưa có loại thực phẩm hay dược phẩm tự nhiên nào có đủ chứng cứ khoa học về khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Lời khuyên của các chuyên gia là hãy tuân thủ chế độ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng và thực hành vệ sinh tốt như thường xuyên rửa tay và không chạm tay lên mặt để phòng ngừa bệnh do vi rút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Brodin Petter et al. Variation in the human immune system is largely driven by non-heritable influences. Cell. 2015; 160(0):37–47.
  2. Martineau AR et al. Vitamin D supplementation to prevent acute respiratory tract infections: systematic review and meta-analysis of individual participant data. BMJ 2017;356:i6583.
  3. Sarkar D. et al. Alcohol and the Immune System. Alcohol Res. 2015; 37(2):153–155.
  4. https://www.cdc.gov/alcohol/fact-sheets/moderate-drinking.htm

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

12-07-2025 11:00:00
Ánh nắng gay gắt không chỉ khiến chúng ta khó chịu, mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư da. Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
01-07-2025 16:27:31
Thủy đậu hay trái rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Virus Varicella-zoster (VZV). Bệnh dễ lây từ người sang người, đặc biệt là người chưa có miễn dịch với VZV. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu, giảm nguy cơ biến chứng là tiêm vắc-xin thủy đậu.
11-06-2025 16:13:03
Thủy đậu hay trái rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Virus Varicella-zoster (VZV). Bệnh dễ lây từ người sang người, đặc biệt là người chưa có miễn dịch với VZV.
10-06-2025 12:00:00
Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và điều trị đúng là cần thiết giúp hạn chế các biến chứng, giảm nguy cơ tử vong. Ước tính có khoảng 1/40.000 ca thủy đậu có những biến chứng gây tử vong.
08-07-2025 19:00:00
Đau sau zona khiến nhiều người phải khiếp sợ. Cho đến nay việc điều trị dứt điểm vẫn là thách thức.
06-06-2025 11:30:00
Thủy đậu hay trái rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Virus Varicella-zoster (VZV). Con người là nguồn chứa VZV duy nhất và bệnh chỉ xảy ra ở người.
03-07-2025 19:00:00
Bác sĩ cảnh báo, một số người thấy xuất hiện các triệu chứng nhiễm nấm vùng bẹn đã mua thuốc chứa corticoid để thoa, làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH?
OK
image doctor