Khoa Dược   /   Thông tin thuốc

AN TOÀN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CHỨA CALCI

30-03-2021 14:04:15
Copy to clipboard
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa calci trên thị trường với thành phần và liều lượng khác nhau. Nhãn sản phẩm chứa calci có thể ghi liều dưới dạng calci nguyên tố hoặc muối calci hoặc cả hai.

 

Liều calci thường được kê hoặc khuyến cáo là 500-1000mg calci nguyên tố để đạt được mức khuyến cáo 1000-1200mg calci nguyên tố hàng ngày cho hầu hết người lớn. Tuy nhiên bác sĩ có thể kê đơn liều cao hơn tùy theo đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân.1

Bảng 1. Một số sản phẩm chứa calci hiện có tại Bệnh Viện Da Liễu TPHCM

Tên thuốc

Muối calci

Calci nguyên tố

Agi - Calci

Calci carbonate 1250mg

500 mg

A.T Calmax (ống 10ml)

Calci lactat pentahydrate 500mg

64 mg

Boncium

Calci carbonate 1250mg

500 mg

CalciCal (ống 10ml)

Calci glycerophosphat 456mg

86,8 mg

Goncal

Calci gluconolactate 1470mg

+ Calci carbonate 160mg

245 mg

PM Kiddiecal

Calci hydrogen phosphate anhydrous 678mg

200 mg

Trixlazi

Calci carbonate 989,9mg

400 mg

 

AN TOÀN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CHỨA CALCI

Theo Trung tâm DI & ADR quốc gia, đã có báo cáo về các trường hợp nhầm lẫn liều ghi trên nhãn, và trong một số trường hợp, việc sử dụng quá liều ngoài ý muốn đã dẫn tới một số bệnh nhân cần nhập khoa Hồi sức tích cực. Điểm tin này chia sẻ một số biến cố nhằm nâng cao nhận thức về các nguy cơ do sự thiếu tiêu chuẩn hóa nhãn sản phẩm chứa calci, cũng như đưa ra một số biện pháp để cải thiện thực hành ghi nhãn.1

Các biến cố

Trong 3 biến cố riêng lẻ, calci carbonat 1250mg (muối calci cung cấp 500mg calci nguyên tố) được kê cho bệnh nhân xuất viện sau phẫu thuật cắt tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp. Trong mỗi trường hợp, bệnh nhân đã mua sản phẩm có nhãn ghi “calci carbonat 500mg”. Mỗi bệnh nhân đã sử dụng 2,5 viên cho một liều, mà không biết rằng số 500 mg trên mặt chính của nhãn thể hiện liều dùng dưới dạng calci nguyên tố (tức là chỉ 1 viên là đủ liều được kê). Cả 3 bệnh nhân đều được đưa vào khoa hồi sức tích cực để điều trị tăng calci huyết do sử dụng quá liều.

Ở biến cố thứ 4, một nhà thuốc đã mắc sai sót trong việc cấp phát và đóng gói thuốc của một bệnh nhân. Đơn thuốc calci carbonat 1250mg x 3 lần một ngày đã được nhà thuốc cấp và đóng gói 2,5 viên cho một liều, do nhãn sản phẩm ghi “calci carbonat 500mg”. Bệnh nhân không gặp tác hại nào, tuy nhiên bệnh nhân đã phải làm thêm một số xét nghiệm máu.

 

an-toan-su-dung-san-pham-chua-calci

 

KHUYẾN CÁO

Dược sĩ cộng đồng

- Nếu có thể, chỉ mua và lưu trữ những sản phẩm ghi rõ và chính xác hàm lượng calci ở mặt trước nhãn.

- Đặt biển chỉ dẫn ở nơi bày bán sản phẩm calci khuyến cáo người mua tham khảo tư vấn của dược sĩ để chọn đúng sản phẩm và liều.

- Khi người bệnh hỏi về thông tin sản phẩm chứa calci: (1) nhắc nhở người bệnh rằng liều calci nguyên tố không giống liều calci dạng muối và đảm bảo họ hiểu đúng liều cần dùng. Nhấn mạnh rằng người bệnh cần hỏi rõ liều calci họ cần dùng được thể hiện dưới dạng nguyên tố hay dưới dạng muối khi họ tiếp xúc với các nhân viên y tế khác.

- Hỏi lại người kê đơn để làm rõ đơn thuốc ghi liều dưới dạng calci nguyên tố hay muối calci (và làm rõ là muối gì).

- Yêu cầu nhà cung cấp phần mềm kê đơn hiển thị hàm lượng calci nguyên tố đi kèm với thông tin sản phẩm muối calci trên màn hình lựa chọn.

Bác sĩ kê đơn

-         Trước khi kê đơn hoặc gợi ý sản phẩm, cần chỉ ra cho bệnh nhân về các dạng khác nhau của calci hiện có.

-         Cung cấp hướng dẫn rõ ràng bằng văn bản cho bệnh nhân, bao gồm hàm lượng calci nguyên tố, muối nên dùng (nếu có), liều lượng và số lần dùng.

-         Khuyến cáo bệnh nhân tham khảo ý kiến dược sĩ khi chọn sản phẩm chứa calci và tính toán số viên cần dùng để đảm bào dùng đúng liều khuyến cáo.

-         Yêu cầu nhà cung cấp phần mềm lưu trữ bệnh án hiển thị cả hàm lượng calci nguyên tố và muối calci trong sản phẩm trên màn hình.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhãn sản phẩm chứa calci gây nhầm lẫn dẫn đến nhập viện. Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Đăng ngày: 26/03/2021

 

Tổ Thông tin thuốc - Dược lâm sàng

Khoa Dược - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
20-02-2022 15:00:00
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.
28-06-2021 16:30:00
Tổn thương gân và đứt gân là tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết đến từ lâu của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ do nhóm kháng sinh này cũng đã được báo cáo từ các cơ quan quản lý Dược các nước.
28-05-2021 09:00:00
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một rối loạn da do viêm phổ biến nhất. Người bệnh bị VDCĐ sẽ có cảm giác ngứa kinh khủng và da bị viêm mạn tính.
18-05-2021 10:00:00
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả bao gồm việc chỉ định kháng sinh với thời gian điều trị tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rất khó để xác định thời gian điều trị tối thiểu, đặc biệt là đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn ngần ngại trong việc xuống thang/ngưng kháng sinh sớm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor