Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH NHIỆT MIỆNG, ĐẸN TRĂNG, ĐẸN MIỆNG, LOÉT MIỆNG (ÁP-TƠ)

12-03-2019 11:08:15
Copy to clipboard
Bệnh nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng giới hạn rõ, đau nhiều và dễ tái phát. Bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh. Mục đích điều trị: giảm đau, nhanh lành sẹo và giảm tình trạng tái phát.

1. BỆNH NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ?

Bệnh nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng giới hạn rõ, đau nhiều và dễ tái phát. Bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh. Mục đích điều trị: giảm đau, nhanh lành sẹo và giảm tình trạng tái phát.

Cứ 5 người sẽ có 1 người bị nhiệt miệng, thường bị bệnh ở tuổi 20 và nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH NHIỆT MIỆNG



80% bệnh nhân lúc đầu có những dát đỏ sau đó loét hình tròn hoặc hình e- líp, nông, đáy màu vàng, bề mặt có màu trắng ngà, giới hạn rõ, xung quanh là quầng đỏ. Kích thước thường <10mm, rất đau. Bệnh thường lành không để lại sẹo trong 10-14 ngày. 

Vị trí thường gặp: niêm mạc môi, má, mặt dưới lưỡi.

Một số trường hợp (10%) vết loét lớn kích thước > 10mm, sâu, có thể kéo dài đến 6 tuần và khi lành có thể để lại sẹo. Kèm theo có thể sốt, mệt mỏi.

Hiếm gặp có thể có trường hợp bị nhiều vết loét nhỏ, kích thước từ 2-3 mm, đau nhiều, thường lành sau 7-10 ngày. Số lượng có thể lên đến 100.

3. TẠI SAO TÔI LẠI BỊ BỆNH NHIỆT MIỆNG


Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, có thể do sự phối hợp của gen, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch. 

Một số yếu tố nguy cơ:
Thay đổi nội tiết: kinh nguyệt, thai.
Dị ứng thức ăn: Sữa bò, gluten, chocolate, các loại hạt, phô mai, chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản trong thực phẩm.
Thiếu các yếu tố vi lượng: Sắt, folate, vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm.
Chấn thương tại chỗ: Nguyên nhân có thể do thuốc tiêm gây tê, các thức ăn có cạnh sắc, nhọn, bàn chải đánh răng và các thủ thuật nha khoa.
Stress: Lo lắng, trầm cảm, stress liên quan đến công việc và những trạng thái tâm thần khác có thể gây nên nhiệt miệng tái phát.

4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ


Hầu hết các trường hợp bệnh nhiệt miệng đều có thể được các bác sĩ da liễu chẩn đoán bằng cách nhìn.
Tùy một số trường hợp, các bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm như công thức máu, nồng độ ferritine, folate, vitamin B/huyết thanh, HIV.
Các bác sĩ có thể điều trị bằng corticoid thoa, xịt, tiêm, thuốc tê tại chỗ như lidocain, nước súc miệng sát trùng có chlorhexidine, triclosan.
Những trường hợp nặng bác sĩ có thể sử dụng thuốc uống như colchicine, dapsone, azathioprine.

5. PHÒNG NGỪA

Tránh chấn thương vùng miệng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng.
Tránh ăn các thức ăn cứng, cay nóng, không uống rượu.
Tránh các stress về tâm lý.
Tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chứa sodium laudryl sulfate.
Điều trị tích cực các bệnh kèm theo.
 

 

TIN MỚI

12-03-2025 18:00:00
Những ngày qua, Bệnh viện Da Liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị phỏng pháo hoa đến điều trị. Trong đó, có người bị phỏng, nhiễm trùng vết thương kéo dài từ trong tết, có bệnh nhân phỏng do người nhà…nổi hứng đốt pháo hoa.
31-01-2025 08:30:00
BS.CKII Trần Ngọc Phương sẽ "bật mí" cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ vào những ngày Tết, cùng xem nha!
24-01-2025 11:30:00
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên do trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh nên đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
11-01-2025 11:04:28
Nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) đang phải điều trị với những loại thuốc mắc tiền, không được BHYT chi trả.
17-12-2024 09:45:00
Bé nhà bạn bị chàm sữa và bạn đang có những băn khoăn, lo lắng vì không biết cần chăm sóc bé như thế nào cho hiệu quả? Không biết nên có chế độ dinh dưỡng thế nào cho bé? Hãy cùng xem những giải đáp ngay sau đây của ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Phương - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM nha!
29-11-2024 15:00:00
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vào lúc 15g00 chiều thứ 6 ngày 29/11/2024.
17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor