Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

BỆNH BÓNG NƯỚC DẠNG PEMPHIGUS

17-01-2019 16:30:28
Copy to clipboard
Một số lưu ý về bệnh bóng nước dạng PEMPHIGUS

1. BÓNG NƯỚC DẠNG PEMPHIGUS LÀ GÌ?

Là bệnh bóng nước, hiếm gặp, chủ yếu ở người lớn tuổi (>60 tuổi). 
Bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố: bỏng nắng, chấn thương hoặc sau dùng thuốc (Furosemide, Amoxicillin, Ciprofloxacin, captopril...)
Bệnh mạn tính cần phải sử dụng thuốc lâu dài.

2. DẤU HIỆU CẦN CHÚ Ý: 

 

Sốt cao.

Bóng nước: kích thước thay đổi 1-7 cm, chứa dịch trong, thường xuất hiện trên nền da đỏ, vị trí thường ở vùng bụng dưới và nếp gấp. Trường hợp nặng có thể lan rộng khắp người. Bóng nước thường vỡ trong vòng 1 tuần, để lại vết trợt đóng mài, lành nhanh.

Triệu chứng khác: Trợt miệng (10-30%)

3. XÉT NGHIỆM CẦN LÀM:


 

Để chẩn đoán bệnh, bệnh nhân thường được Bác sĩ chỉ định cắt sinh thiết bóng nước làm Giải phẫu bệnh và Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, gián tiếp.
Các xét nghiệm cần thiết khác trước điều trị: Công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, Xquang phổi.....

4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY:
Trong trường hợp bệnh khu trú , có thể sử dụng Steroids mức độ mạnh thoa tại chỗ, hoặc dùng kháng sinh (Tetracycline, Doxycycline...) phối hợp nicotinamide.
Trường hợp bệnh không đáp ứng thuốc thoa tại chỗ hoặc bệnh lan rộng , bệnh nhân có thể được chỉ định Corticosteroids liều cao và các thuốc ức chế miễn dịch khác ( Azathioprine, Mycophenolate Mofetil, Methotrexate....). 
Trong trường hợp lan rộng, bệnh nhân cần nhập viện để được theo dõi và điều trị.

5. LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC:


 

Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, không nên tự ý thay đổi liều thuốc hay ngưng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông báo ngay những dấu hiệu bất thường cho Bác sĩ vì đó có thể là tác dụng phụ của thuốc , tùy mức độ có thể cần phải ngưng thuốc hoặc chuyển sang sử dụng thuốc khác.
Cần tái khám định kỳ để được theo dõi và chỉnh liều thuốc phù hợp tránh làm bệnh nặng hơn.

6. GIÁO DỤC SỨC KHỎE-CHĂM SÓC DA:
Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định, đặc biệt là những thuốc có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh: Furosemide, Amoxicillin, Ciprofloxacin, Captopril.....
Bệnh nhân nên tránh chấn thương, cào gãi mạnh vì bóng nước có thể xuất hiện trên nền da tổn thương.
Khi có tổn thương miệng nên dùng thức ăn mềm.
Chăm sóc đúng cách vùng da bệnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế tránh nhiễm trùng thứ phát

BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM

TIN MỚI

12-03-2025 18:00:00
Những ngày qua, Bệnh viện Da Liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị phỏng pháo hoa đến điều trị. Trong đó, có người bị phỏng, nhiễm trùng vết thương kéo dài từ trong tết, có bệnh nhân phỏng do người nhà…nổi hứng đốt pháo hoa.
31-01-2025 08:30:00
BS.CKII Trần Ngọc Phương sẽ "bật mí" cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ vào những ngày Tết, cùng xem nha!
24-01-2025 11:30:00
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên do trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh nên đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
11-01-2025 11:04:28
Nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) đang phải điều trị với những loại thuốc mắc tiền, không được BHYT chi trả.
17-12-2024 09:45:00
Bé nhà bạn bị chàm sữa và bạn đang có những băn khoăn, lo lắng vì không biết cần chăm sóc bé như thế nào cho hiệu quả? Không biết nên có chế độ dinh dưỡng thế nào cho bé? Hãy cùng xem những giải đáp ngay sau đây của ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Phương - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM nha!
29-11-2024 15:00:00
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vào lúc 15g00 chiều thứ 6 ngày 29/11/2024.
17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor