Khoa Dược   /   Thông tin thuốc

CẢNH GIÁC DƯỢC QUÝ 3- 2018

08-12-2018 15:58:40
Copy to clipboard
CẢNH GIÁC DƯỢC QUÝ 3- 2018

KHOA DƯỢC- THÔNG TIN THUỐC

 

CẢNH GIÁC DƯỢC

WHO: Điểm tin đáng chú ý từ bản tin WHO Pharmaceutical Newsletter số 4/2018

07/09/2018 12:00:00 SA

 

Cảnh báo về tương tác trên nhãn thuốc không thống nhất

Trong quá trình rà soát phát hiện tín hiệu liên quan đến tương tác thuốc, 4 tương tác thuốc đáng lưu ý được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu phản ứng có hại của WHO. Thông tin tương tác thuốc không thống nhất trong tờ thông tin sản phẩm được FDA, MHRA và EMA phê duyệt

 

Tương tác metformin-ciprofloxacin/levofloxacin và nguy cơ hạ đường huyết

Tính đến 10/11/2017, Vigibase ghi nhận 32 báo cáo hạ đường huyết liên quan đến sử dụng đồng thời metformin và ciprofloxacin/levofloxacin. Các báo cáo này hỗ trợ cho cảnh báo FDA về nguy cơ tương tác giữa thuốc điều trị đái tháo đường và ciprofloxacin hoặc levofloxacin.  Các quinolone này có thể làm tăng tác dụng của metformin. Các cảnh báo có trong nhãn các thuốc kháng sinh này được FDA phê duyệt trong khi không được ghi trên nhãn của metformin. Khi xem xét tờ thông tin sản phẩm được phê duyệt tại Anh, tương tác này không được đề cập trên nhãn các thuốc chứa metformin. Cảnh báo liên quan đến tương tác này chỉ được đề cập trên thông tin sản phẩm chứa levofloxacin.

 

Tương tác sertraline – quetiapine và hội chứng serotonin

Tính đến 10/11/2017, Vigibase ghi nhận 29 báo cáo hội chứng serotonin (SS) nghi ngờ do sử dụng đồng thời sertraline - quetiapine và 15 báo cáo hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS). Nguy cơ xuất hiện SS hoặc NMS tăng khi sử dụng đồng thời thuốc chống loạn thần như quetiapine cho bệnh nhân đang dùng sertraline, như được mô tả trong tờ thông tin sản phẩm của sertraline được phê duyệt tại Anh. Thuốc chống loạn thần quetiapine khi dùng đơn độc cũng được báo cáo có thể gây ra NMS. Điều thú vị là, nguy cơ SS tăng không được ghi trên nhãn của cả quetiapine và sertraline khi dùng đồng thời.

 

Tương tác tacrolimus-acic mycophenolic và nguy cơ tăng nồng độ thuốc trong máu

Tính đến 10/11/2017, Vigibase ghi nhận 24 báo cáo nghi ngờ do tacrolimus hoặc acid mycophenolid hoặc tương tác giữa 2 thuốc này liên quan đến tăng nồng độ thuốc trong máu.

Tờ thông tin sản phẩm của acid mycophenolic tại Anh đề cập đến việc phơi nhiễm với thuốc này tăng khi sử dụng đồng thời với tacrolimus (so với khi dùng đồng thời với ciclosporin). Bác sĩ lâm sàng được khuyến cáo lưu ý đến nồng độ thuốc này tăng và hiệu chỉnh liều mycophenolic theo tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, tờ thông tin sản phẩm của tacrolimus tại Anh không đề cập đến tương tác này. Ngược lại, FDA cảnh báo tương tác này trong tờ thông tin sản phẩm của tacrolium nhưng không đề cập tới trong tờ thông tin sản phẩm của mycophenolic.

 

Tương tác acid acetylsalicylic-dipyridamole và nguy cơ đi ngoài phân đen

Tính đến 10/11/2017, Vigibase ghi nhận 30 báo cáo đi ngoài phân đen nghi ngờ do acid acetylsalicylic (ASA) hoặc dipyridamole hoặc tương tác giữa 2 thuốc. Số lượng báo cáo tăng khi bổ sung thuật ngữ xuất huyết tiêu hóa. Trong nhãn thuốc phối hợp 2 hoạt chất này được FDA phê duyệt có đề cập đến “nguy cơ chảy máu tăng” khi sử dụng ASA và dipyridamole giải phóng kéo dài. Ngược lại, tờ thông tin sản phẩm phối hợp tại Anh đưa ra thông tin tỷ lệ mắc biến cố chảy máu không tăng khi dùng đồng thời 2 thuốc.

Tương tự, tờ thông tin sản phẩm ASA tại Hoa Kỳ cũng đề cập nguy cơ tăng khi sử dụng đồng thời ASA và thuốc chống đông, nhưng không đề cập cụ thể thuốc dipyridamole. Hơn nữa, thông tin trong nhãn thuốc dipyridamole cũng không thống nhất: tờ thông tin sản phẩm tại Mỹ không đề cập đến nguy cơ chảy máu và nhãn thuốc tại Anh đề cập việc sử dụng đồng thời với ASA không làm tăng nguy cơ chảy máu.

 

Nguồn: http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/274266/WPN-2018-04-eng.pdf?ua=1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHOA DƯỢC- THÔNG TIN THUỐC

 

WHO: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới

12/09/2018 12:00:00 SA

Mới đây, ngày 4/9/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố Hướng dẫn lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường bước 2, bước 3 và lựa chọn loại insulin để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường không mang thai, trên tạp chí Annals of Internal Medicine. Hướng dẫn này đưa ra 5 khuyến nghị chính nhằm vào các nước thu nhập thấp và người dân có điều kiện kinh tế khó khăn ở các nước có thu nhập cao hơn.

 

Đây là lần cập nhật đầu tiên cho Hướng dẫn điều trị đái tháo đường của WHO kể từ năm 2013 và được rà soát dựa trên tổng quan hệ thống y văn trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2017. Các khuyến cáo điều trị của WHO sau khi sử dụng metformin đối với đái tháo đường typ 2 và việc sử dụng insulin đối với đái tháo đường typ 1 và 2 sẽ cân nhắc đến yếu tố chi phí nhiều hơn so với các hướng dẫn chỉ tập trung đến đối tượng bệnh nhân được hưởng lợi ích của việc dùng thuốc. 

 

Năm khuyến nghị chính của trong Hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới của WHO bao gồm:

1. Sử dụng một thuốc nhóm sulfonylurea cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được đường huyết bằng metformin đơn độc hoặc có chống chỉ định với metformin (mức độ khuyến cáo mạnh, chất lượng bằng chứng mức độ trung bình).

 

WHO cũng lưu ý về sự khác biệt giữa các thuốc trong nhóm sulfonylurea để bác sĩ có cân nhắc lựa chọn thuốc dựa trên độ an toàn tốt hơn, thay vì chỉ chọn thuốc trong nhóm này. Glibenclamid (glyburid) nên tránh dùng ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Các thuốc trong nhóm ít có nguy cơ hạ đường huyết hơn như gliclazid nên được ưu tiên cho những bệnh nhân quan ngại về nguy cơ này (như bệnh nhân có nguy cơ ngã, bệnh nhân bị suy giảm nhận thức do hạ đường huyết, bệnh nhân sống một mình hoặc những người cần lái xe hoặc vận hành máy móc). Ngoài ra, do sự khác biệt khá rõ rệt về chi phí, WHO cũng cho rằng việc khuyến cáo các thuốc điều trị đái tháo đường mới (như nhóm ức chế DPP-4 hoặc SGLT2) trong điều trị bước 2, bước 3 ở các nước thu nhập thấp còn khá vội vàng. 

 

2. Sử dụng insulin người cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được đường huyết bằng bằng metformin và / hoặc sulfonylurea (mức độ khuyến cáo mạnh, chất lượng bằng chứng mức độ rất thấp).

 

 

(Ảnh minh họa: Internet)

 

3. Trong trường hợp việc sử dụng insulin không phù hợp, có thể bổ sung thuốc nhóm ức chế DPP-4, ức chế SGLT2 hoặc một thiazolidinedion (mức độ khuyến cáo yếu, chất lượng bằng chứng mức độ rất thấp).

 

Việc sử dụng insulin có thể không phù hợp trong một số trường hợp như bệnh nhân sống một mình hoặc cần phụ thuộc vào người khác để tiêm insulin. Năm 2017, Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (American College of Physicians - ACP) cũng khuyến nghị xem xét tầm quan trọng của các yếu tố như tác dụng không mong muốn, chi phí, nguy cơ hạ và tăng đường huyết cùng các bệnh mắc kèm của bệnh nhân khi lựa chọn thuốc nhóm sulfonylurea, thiazolidinedion, ức chế SGLT2 hoặc ức chế DPP-4 để điều trị bước 2. Thêm vào đó, lợi ích trên tim mạch ở những bệnh nhân sẵn có bệnh lý tim mạch cũng là một yếu tố cần cân nhắc đến khi lựa chọn thuốc điều trị bước 2, 3, trong đó có thể xem xét đến các thuốc ức chế SGLT2 như empagliflozin và canagliflozin. Tuy nhiên, giá của các thuốc này cũng khác nhau đến 10 lần giữa các nước. 

 

4. Sử dụng insulin người để kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân người lớn mắc đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2 trong trường hợp được chỉ định insulin (mức khuyến cáo mạnh, chất lượng bằng chứng mức độ thấp).

 

5. Cân nhắc sử dụng các chất tương tự insulin (insulin analog) tác dụng kéo dài để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân người lớn đái tháo đường typ 1 hoặc bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thường gặp hạ đường huyết nặng khi sử dụng insulin người (mức độ khuyến cáo yếu, chất lượng bằng chứng về hạ đường huyết nặng mức độ trung bình).

 

Chi tiết hướng dẫn của WHO.

 

 

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
20-02-2022 15:00:00
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.
28-06-2021 16:30:00
Tổn thương gân và đứt gân là tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết đến từ lâu của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ do nhóm kháng sinh này cũng đã được báo cáo từ các cơ quan quản lý Dược các nước.
28-05-2021 09:00:00
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một rối loạn da do viêm phổ biến nhất. Người bệnh bị VDCĐ sẽ có cảm giác ngứa kinh khủng và da bị viêm mạn tính.
18-05-2021 10:00:00
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả bao gồm việc chỉ định kháng sinh với thời gian điều trị tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rất khó để xác định thời gian điều trị tối thiểu, đặc biệt là đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn ngần ngại trong việc xuống thang/ngưng kháng sinh sớm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor