Hoạt động   /   CHUYÊN ĐỀ HIV/AIDS

TÌM RA CÁCH TIỀM NĂNG CHỮA KHỎI HIV VĨNH VIỄN

08-06-2025 15:30:00
Copy to clipboard
Các chuyên gia tiến gần hơn một bước tới việc chữa khỏi HIV vĩnh viễn, nhờ phương pháp điều trị mới do các nhà khoa học Australia phát triển.

 

Phương pháp này sử dụng hạt nano mang công nghệ mRNA, kích hoạt các tế bào nhiễm HIV phát ra tín hiệu, giúp hệ miễn dịch và thuốc kháng virus nhận diện, tiêu diệt các ổ virus tiềm ẩn. Trước đây, HIV chưa thể chữa khỏi hoàn toàn do virus có khả năng xâm nhập vào DNA tế bào, ẩn náu ở trạng thái không thể bị phát hiện.

Tiến sĩ Paula Cevaal, nhà khoa học tại Viện Doherty, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết chưa từng có công nghệ nào phát hiện virus HIV hiệu quả như phương pháp này. Bà kỳ vọng liệu pháp cũng hiệu quả trong nghiên cứu động vật và nghiên cứu lâm sàng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, sau nhiều lần thử nghiệm vì kết quả gây bất ngờ đối với nhóm chuyên gia. Dù vậy, các thử nghiệm hiện mới chỉ dừng ở giai đoạn tiền lâm sàng, trong phòng thí nghiệm và trên các mẫu tế bào do người nhiễm HIV hiến tặng. Các nhà khoa học nhấn mạnh cần thử nghiệm thêm để xác định, liệu việc kích hoạt tín hiệu phát hiện virus có đủ để kích thích phản ứng miễn dịch thực sự trong cơ thể hay không.

Công nghệ được sử dụng chủ yếu dựa trên nền tảng mRNA, tương tự trong vaccine Covid-19 của Pfizer. Hạt nano được thiết kế để đưa thông tin mRNA vào tế bào nhiễm bệnh, khiến tế bào sản sinh ra các chất chỉ điểm, từ đó đánh thức hệ miễn dịch.

Tiến sĩ Jonathan Stoye, chuyên gia về virus retro, Viện Francis Crick, đánh giá phương pháp mới là bước tiến lớn giúp "đánh thức" HIV tiềm ẩn, nhưng nhấn mạnh cần nghiên cứu thêm để biết cách tốt nhất tiêu diệt hoàn toàn virus. Ngoài ra, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc phải loại bỏ bao nhiêu virus ẩn để tránh tái nhiễm.

Ngược lại, giáo sư Tomáš Hanke, ĐH Oxford, lại tỏ ra hoài nghi, cho rằng khả năng tiếp cận hết các tế bào chứa HIV trong cơ thể bằng cách này chỉ là "một giấc mơ".

Nếu thành công, đây có thể là bước ngoặt với hơn 1,2 triệu người Mỹ đang sống chung với HIV, buộc phải dùng thuốc hàng ngày. Dù số ca nhiễm mới tại Mỹ đã giảm khoảng 12% trong vòng 5 năm qua, mỗi năm vẫn có gần 32.000 người nhiễm mới.

Còn tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP HCM, ước tính hiện nay có khoảng 267.000 người đang sống chung với HIV. Đến nay, 100% số tỉnh, thành phố có người nhiễm. 9 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11.421 trường hợp phát hiện mới, 1.263 ca tử vong.

Trên toàn cầu, gần 40 triệu người nhiễm HIV phải uống thuốc suốt đời để kìm hãm virus HIV, tránh phát bệnh hoặc lây truyền. Với nhiều người, HIV vẫn là virus chết người. Theo số liệu của UNAids, năm 2023, trung bình mỗi phút có một người chết vì HIV.

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe-cam-nang-tim-ra-cach-tiem-nang-chua-khoi-hiv-vinh-vien-4896012.html

bvdl-tiem-nang-chua-khoi-hiv-vinh-vien-vnexpress

Ảnh hiển vi điện tử quét cho thấy HIV-1 (màu xanh) đang nảy chồi từ tế bào lympho được nuôi cấy. Ảnh: CDC

  • Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người bệnh khi đăng ký khám chữa bệnh bằng CCCD hoặc ứng dụng VNeID.

-------------------

BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 CƠ SỞ! MỌI THÔNG TIN BẤT KỲ VỀ 1 CƠ SỞ - CHI NHÁNH NÀO KHÁC TRỰC THUỘC CỦA BỆNH VIỆN ĐỀU LÀ GIẢ MẠO!

Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Thông, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh

Chăm sóc khách hàng (trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6): 028.3930.8131 (nhấn phím 0)

Liên hệ ngoài giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật: 0901.365.638

Fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.facebook.com/benhviendalieutphcm/

YouTube Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

TikTok Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.tiktok.com/@benhviendalieuhcm

Zalo Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://zalo.me/1948803500975685916

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

03-06-2025 15:03:00
Immuno Cure vừa công bố loại vaccine điều trị HIV có tên ICVAX đã đạt những kết quả “hứa hẹn” trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.
05-06-2025 14:12:00
Bác sĩ CKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, người nhiễm HIV nguy cơ mắc lao cao cấp hơn 19 lần so với người không nhiễm HIV và có nguy cơ mắc lao kháng thuốc cao. Vì vậy, người nhiễm HIV cần thiết phải được chuẩn đoán đồng nhiễm lao.
28-05-2025 14:15:53
Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
06-06-2025 13:52:00
Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Bộ Y tế Nga bắt đầu phát triển công nghệ để tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm HIV.
24-05-2025 14:10:18
Trong những năm gần đây, tình hình lây nhiễm dịch HIV tăng mạnh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Do đó việc đẩy mạnh thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng PrEP dạng tiêm là điều cần thiết.
15-06-2025 09:53:00
Vaccine mRNA được "đóng gói" trong các hạt nano lipid. Điều này giúp tăng cường khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là ở khu vực đường ruột, nơi virus HIV thường trú ẩn và nhân lên.
21-05-2025 14:03:25
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2026 sẽ đạt 80% tỉ lệ người bệnh HIV được làm xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus C; 85% tỉ lệ người bệnh HIV có kết quả sàng lọc viêm gan virus C dương tính được làm xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C; 60% tỉ lệ người bệnh HIV đồng mắc viêm gan virus C được điều trị viêm gan virus C…
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor