Hoạt động   /   Thư viện điện tử Dược

SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG

20-08-2022 15:00:00
Copy to clipboard
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG

 

I. CÁC CHỈ ĐỊNH KHÔNG PHÙ HỢP (theo Hiệp hội Y học Truyền máu và Miễn dịch Ý 2009)

1. Albumin huyết > 25 g/L (khoảng bình thường: 35-50 g/L) (ngoại trừ các trường hợp cụ thể được liệt kê ở mục II);

2. Hạ albumin huyết không kèm theo phù và hạ huyết áp cấp

3. Suy dinh dưỡng: Không được sử dụng albumin cho mục đích dinh dưỡng; phương pháp điều trị chính xác là bổ sung dinh dưỡng qua đường tiêu hóa hoặc truyền dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch.

Tuy nhiên, albumin có thể hữu ích ở những bệnh nhân tiêu chảy không thể dung nạp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa nếu thỏa mãn TẤT CẢ các tiêu chí sau:

  • Thể tích tiêu chảy >2 L/ngày

  • Albumin huyết thanh <20 g/L

  • Tiếp tục tiêu chảy mặc dù đã truyền dung dịch acid amin và khoáng chất

  • Không thể giải thích được nguyên nhân gây tiêu chảy

4. Làm lành vết thương;

5. Sốc không kèm xuất huyết;

6. Cổ trướng đáp ứng với thuốc lợi tiểu;

7. 24 giờ đầu tiên sau bỏng;

8. Bệnh đường ruột mất protein và kém hấp thu;

9. Viêm tụy cấp hoặc mạn;

10. Thẩm phân máu;

11. Thiếu máu não;

12. Pha loãng máu đồng thể tích trong phẫu thuật

13. Hội chứng quá kích buồng trứng

 

su-dung-dich-truyen-albumin-tren-lam-sang-duoc-thang-8-2022

 

II. CÁC CHỈ ĐỊNH PHÙ HỢP

Dùng trong trường hợp phục hồi và duy trì thể tích máu trong các trường hợp giảm thể tích máu (tờ HDSD). Cụ thể:

Hiệp hội Y học Truyền máu và Miễn dịch Ý

Uptodate (truy cập 20/7/2022)

Các chỉ định thích hợp (được đồng thuận rộng rãi):

  • Chọc hút dịch cổ trướng

  • Thay huyết tương

  • Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát

Các chỉ định khác (cần đáp ứng 1 số tiêu chí khác trước khi sd albumin):

  • Phẫu thuật tim

  • Sau đại phẫu

  • Xơ gan cổ trướng ko đáp ứng lợi tiểu

  • CCĐ với các dd keo không phải protein

  • Sốc giảm thể tích

  • Hội chứng thận hư

  • Hội chứng gan thận

  • Cấy ghép cơ quan

  • Bỏng

Nguồn: Blood Transfus. 2009 Jul; 7(3): 216–234. doi: 10.2450/2009.0094-09

  • Hội chứng suy hô hấp cấp

  • Chọc hút dịch cổ trướng

  • Thay huyết tương

  • Hội chứng quá kích buồng trứng

  • Bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh

  • Giảm thể tích tuần hoàn

  • Hội chứng thận hư

  • Hội chứng gan thận loại 1 hoặc chấn thương thận cấp (Off-label)

  • Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát (Off-label)

Nguồn: Drug information: albumin solution. Uptodate.

Ds. Lâm Nguyễn Đoan Trang

Tổ Dược lâm sàng – Khoa Dược

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor