Kiến thức Y khoa

KỸ THUẬT GÂY TÊ THẦN KINH CHI TRÊN VÙNG CỔ TAY

25-08-2023 07:30:00
Copy to clipboard
Bài viết chuyên môn về kỹ thuật gây tê thần kinh chi trên vùng cổ tay

 

I. GÂY TÊ THẦN KINH TRỤ VÙNG CỔ TAY

1. Chức năng:

- Thần kinh hỗn hợp cảm giác và vận động.

- Thần kinh trụ cổ tay chi phối các ngón IV và V, phía trong gan bàn tay và phía trong mu bàn tay.

2. Chỉ định:

- Phẫu thuật hay làm giảm đau ở vùng da chi phối bởi dây thần kinh trụ.

- Phối hợp với gây tê các thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.

3. Kỹ thuật:

- Mốc: Gân cơ trụ trước. Nếp lằn thứ ba của cổ tay.

+ Kỹ thuật đường phía trước: Chỉ ức chế cảm giác. Chọc kim vuông góc với mặt da ngay bên ngoài gân cơ trụ trước trên nếp lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc sây 1 – 1,5cm hút kiểm tra không có máu ra, không tìm dị cảm, bơm 4 -6 ml thuốc tê. Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên, của điểm chọc kim để hạn chế sự lan toả của thuốc tê.

+ Kỹ thuật đường bên: Dùng kim 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da ngay bên dưới của gân cơ trụ trước ở ngang mức của nó lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi  đã chọc vào sâu 1 – 1,5cm, hút thử không thấy có máu, bơm 4-6ml thuốc tê đồng thời cũng chẹn ngay trên của điểm chọc kim. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.

II. GÂY TÊ THẦN KINH QUAY

1. Chức năng:

- Thần kinh chi phối cảm giác ở mu bàn tay, mặt sau ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và mặt ngoài ngón nhẫn (trừ nền móng ngón nhẫn).

2. Chỉ định:

- Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh quay chi phối.

- Phối hợp với gây tê thần kinh khác (tê đám rối thần kinh cánh tay)

3. Kỹ thuật:

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngữa

- Mốc: Bờ ngoài cẳng tay và hỏm lào.

- Kỹ thuật: Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay trên hỏm lào. Dùng một kim nhỏ 23G dài 40mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút lại kim lại đến chỗ chọc kim, xoay ngược hướng 1800 hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc dưới da. Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa một vòng cổ tay. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.

III. GÂY TÊ THẦN KINH GIỮA

1. Chức năng:

- Chi phối mặt gan tay của 3 ngón tay rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái và cả mặt mu đốt II và đốt III của các ngón đó.

2. Chỉ định:

- Phẫu thuật và giảm đau ở vùng do dây thần kinh giữa chi phối.

- Phối hợp với tê thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.

3. Chống chỉ định:

- Khi có hội chứng ống cổ tay (khe Carpien) phải chống chỉ định tê thần kinh giữa cổ tay.

4. Kỹ thuật:

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngữa

- Mốc: Giữa hai gân cơ gan tay dài và gân cơ gấp cổ tay quay, trên nếp lằn thứ ba khi gấp cổ tay.

- Kỹ thuật: Khi bệnh nhân để ngửa bàn tay, ta nắm tay bệnh nhân và kéo ngửa ra, bảo bệnh nhân co chống lại theo tư thế gấp cổ tay sẽ thấy hai gân gan tay nổi rõ dưới da. Chỗ chọc kim nằm giữa hai gân gan tay lớn và nhỏ và trên nếp gấp thứ ba của cổ tay. Dùng kim nhỏ 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da vào sâu từ 1,5 – 2mm, không cố tìm dị cảm. Hút kiểm tra không có máu, bơm 3-5 ml thuốc tê, tiêm chậm và không được gây đau, rút kim tới dưới da tiêm thêm 1 – 3ml thuốc tê lidocain 1%, không  được trộn adreanlin vào thuốc tê.

IV. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

- Các biến chứng của gây tê thường gặp trong các trường hợp:

  • Dùng quá liều thuốc tê.

  • Phản ứng nhạy cảm với thuốc tê.

  • Tiêm thuốc vào mạch máu.

  • Ngộ độc thuốc tê

  • Tổn thương thần kinh

  • Tổn thương mạch máu và mô mềm xung quanh 

Do vậy, để ngăn ngừa các biến chứng này cần: Khai thác tiền sử của bệnh nhân cẩn thận. Không dùng quá liều thuốc tê. Khi gây tê dưới da cần phải vừa hút bơm vừa tiêm thuốc, nếu để kim cố định tại chỗ phải hút trước không có máu mới tiêm thuốc tê.

LINK FULL BÀI BÁO CÁO: https://bvdl.org.vn/portal_bvdl/upload/files/files/BVDL-GAY-TE-THAN-KINH-VUNG-CO-TAY-BS-DUNG-BS-LOI.pdf

 

bvdl-gay-te-than-kinh-vung-co-tay-bs-dung-bs-loi

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

14-04-2025 10:30:00
Áp xe âm hộ - Đừng để tổn thương nhỏ trở thành biến chứng lớn
07-04-2025 08:00:00
Ngứa liên quan bệnh thận mạn là triệu chứng khá thường gặp, không chỉ ảnh hưởng thể chất, tăng gánh nặng bệnh tật sẵn có, mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng: mất ngủ, lo âu, trầm cảm…tuy nhiên tình trạng này lại thường hay bị bỏ sót hoặc điều trị không đầy đủ. Việc tiếp cận cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ngứa là một trong những chìa khoá quan trọng góp phần cho hiệu quả điều trị.
29-03-2025 08:00:00
Mycoplasma genitalium (M. genitalium) là một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục ngày càng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, bên cạnh các tác nhân quen thuộc như lậu, Chlamydia, giang mai,…. Vi khuẩn được phát hiện vào năm 1980, M. genitalium thuộc nhóm vi khuẩn Mollicutes, có kích thước rất nhỏ và không có thành tế bào, khiến nó kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới và viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu ở nữ giới. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc viêm vùng chậu mãn tính.
22-03-2025 08:00:00
Sáng ngày 21/03/2025, BSCKII Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã có bài báo cáo về Hệ vi sinh vật âm đạo. Hệ vi sinh vật âm đạo (Vaginal Microbiome) là tập hợp các vi sinh vật cư trú tự nhiên trong âm đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một âm đạo khỏe mạnh chứa hơn 50 loài vi sinh vật, trong đó Lactobacillus chiếm ưu thế, giúp duy trì môi trường acid nhẹ (pH < 4,5), ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển.
14-03-2025 10:00:00
Viêm da cơ địa: là một bệnh viêm da mãn tính, ngứa xảy ra thường xuyên, bệnh dễ tái phát. Viêm da cơ địa thường liên quan đến tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến 20%-30% trẻ em, 7%-10% người lớn, gây ra gánh nặng đáng kể về thể chất, tâm lý và kinh tế xã hội.
09-03-2025 09:00:00
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa không chỉ xảy ra với các nhiễm trùng xâm lấn, sau các chấn thương và phẫu thuật mà còn có thể xảy ra với các bệnh lý da liễu như là một biến chứng của việc hàng rào bảo vệ da bị tổn thương quá mức.
02-03-2025 09:00:00
Ngứa ở người cao tuổi là biểu hiện da rất phổ biến và đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị ngứa ở người cao tuổi là một nhu cầu cần thiết yếu và cần được quan tâm đúng mức.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor