Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

CẨN TRỌNG VỚI TÌNH TRẠNG DA BONG TRÓC, NHIỄM TRÙNG KHI VỀ BẮC

21-01-2023 14:00:00
Copy to clipboard
Sau chuyến công tác ở Lào Cai, chị Phạm Thị Liên, 35 tuổi, đến Bệnh viện Da Liễu TP.HCM thăm khám trong tình trạng da mặt sần sùi, bong tróc, ngứa và đỏ ửng.

 

Người phụ nữ này cho biết sau chuyến đi Lào Cai khoảng 4 ngày, khi trở về TP.HCM, làn da bắt đầu bong tróc. Dù sử dụng kem dưỡng ẩm, tình trạng này vẫn không cải thiện, da mặt của chị ngày càng ngứa và khô căng khó chịu. Sau khi được bác sĩ kê thuốc uống và bôi thuốc cấp ẩm một tuần, da mặt dần mềm lại và hết ngứa.

ĐÂY CŨNG LÀ TÌNH TRẠNG NHIỀU NGƯỜI SỐNG Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM GẶP PHẢI KHI VỀ MIỀN BẮC TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN.

THEO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 2 ĐOÀN VĂN LỢI EM, TRƯỞNG KHOA LÂM SÀNG 3, BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM, da tạo nên lớp hàng rào bảo vệ vật l‎‎ý, giúp cơ thể phòng chống sự xâm nhập của các tác nhân ở môi trường ngoài. Bộ phận này cũng tham gia điều hòa thân nhiệt, bài tiết và giải độc cho cơ thể.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, thời tiết nhiều vùng ở miền Bắc thường lạnh khô, nghĩa là độ ẩm trong không khí thấp, không đủ để duy trì độ ẩm ở bề mặt da. Lượng nước bốc hơi từ trong da sẽ nhiều hơn nhưng không đủ để duy trì độ ẩm. Khi đó, các tế bào sừng ở bề mặt da sẽ suy yếu, lỏng lẻo, dễ bị bong tróc. Nhiều người sẽ bị khô da, da bong tróc vảy, nứt nẻ.

Khi đó, da dễ bị xâm nhập và kích ứng bởi khói bụi, phấn hoa, vi trùng; da khô gây ngứa từ mức độ nhẹ đến ngứa dữ dội. Bệnh nhân cào gãi nhiều, da bị tổn thương và trầy xước, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Người bệnh có thể phải sử dụng kháng sinh điều trị.

Theo bác sĩ Lợi Em, nhiều phương pháp đơn giản, dễ áp dụng để giảm nguy cơ mắc bệnh da do thời tiết lạnh gây ra. 

THỨ NHẤT, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc tái cấu trúc và duy trì chức năng da. Các dưỡng chất chủ yếu là vitamin A, C, E có trong nhiều các loại rau củ quả như cà rốt, cam, đu đủ…  

Ngoài ra, cần uống đủ lượng nước tối thiểu hoặc hơn tuỳ vào cường độ lao động, mức độ ra mồ hôi… để da được cấp nước đầy đủ.

THỨ HAI, chú ý vệ sinh, tắm rửa để giảm nồng độ vi khuẩn trên da. Tuy nhiên, phải tắm rửa đúng cách để tránh da bị khô hoặc nứt nẻ nhiều hơn. 

Ví dụ, với người có tình trạng khô da hoặc tiền căn mắc viêm da cơ địa, vảy nến… cần sử dụng xà phòng dịu nhẹ, ít tạo bọt và bôi kem dưỡng ẩm phù hợp ngay sau khi tắm. 

THỨ BA, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, tránh hút thuốc lá, mất ngủ… Những hành vi này có thể làm gia tăng stress cho cơ thể, góp phần gây tổn thương da nhiều hơn. 

Nếu tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ da ngày càng nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên  gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/da-kho-va-nut-ne-khi-ve-an-tet-nguyen-dan-o-mien-bac-can-phai-lam-gi-2099549.html

 

diem-bao-da-bong-troc-khi-ve-bac-bs-loi-em

Bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em thăm khám cho bệnh nhân.

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

03-07-2025 19:00:00
Bác sĩ cảnh báo, một số người thấy xuất hiện các triệu chứng nhiễm nấm vùng bẹn đã mua thuốc chứa corticoid để thoa, làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
21-06-2025 19:00:00
Theo thống kê tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, vảy nến là một trong ba bệnh da liễu thường gặp nhất. Vảy nến tuy không lây nhưng thường có biểu hiện giống với những bệnh lý da viêm thông thường khác, vì vậy khiến người bệnh khó nhận biết cũng như phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó dễ dẫn đến những đợt bùng phát vảy nến kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
20-06-2025 08:30:00
Bạch biến là bệnh lí mất sắc tố da và niêm mạc mạn tính, xảy ra do các tế bào tạo sắc tố (melanocyte) bị phá huỷ. Đây là bệnh lí mất sắc tố phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc ước tính từ 0,5–2% dân số chung. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Việc điều trị bạch biến đến nay vẫn là một thách thức lớn, do các thuốc thoa tại chỗ hoặc thuốc đường toàn thân thường đem lại kết quả hạn chế và khả năng tái phát cao.
07-06-2025 19:05:00
Các thực phẩm có lượng đường cao có thể khiến da dễ bị viêm, nổi mụn, tăng tiết bã nhờn và lão hóa sớm...Vậy chế độ chăm sóc da, dinh dưỡng nào là hợp lý trong giai đoạn tuổi dậy thì để tránh mụn trứng cá bùng phát?
05-05-2025 15:00:00
TS.BS Phạm Thị Uyển Nhi - Phó Trưởng Phòng Phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng Đơn vị Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM sẽ giúp bạn "giải mã" tất cả những câu hỏi xoay quanh 3 vắc xin: Zona, Thủy đậu, HPV trong chương trình livestream chiều nay. Cùng theo dõi và đặt câu hỏi nha!
01-06-2025 19:00:00
Zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo) là một tình trạng nhiễm trùng da do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra, đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh thường gây đau rát da, nổi mụn nước thành dải và có thể để lại biến chứng lâu dài.
31-05-2025 19:00:00
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì không chỉ là vấn đề da liễu mà còn có thể gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các em nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor