Hoạt động   /   CHUYÊN ĐỀ HIV/AIDS

THUỐC ĐIỀU TRỊ HIV KÉO DÀI, NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

07-07-2022 16:00:00
Copy to clipboard
Thuốc cabenuva đã được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị HIV-1 ở người lớn, với liều hai tháng một lần.

 

Cabenuva (cabotegravir, rilpivirine) là phác đồ điều trị HIV tác dụng kéo dài đầu tiên và duy nhất. Với sự chấp thuận này sẽ giúp những người sống chung với HIV không phải uống thuốc hàng ngày, chỉ cần dùng thuốc 6 lần trong một năm.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC:

1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ HIV CABENUVA:

  • Không sử dụng cabenuva trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn trước đó với cabotegravir hoặc rilpivirine;

  • Bệnh nhân đang dùng các thuốc như: Thuốc chống co giật carbamazepine, oxcarbazepine, phenobarbital, phenytoin; thuốc kháng sinh rifampin, rifapentine; thuốc chống viêm dexamethasone toàn thân…

2. PHẢN ỨNG QUÁ MẪN

  • Các phản ứng quá mẫn, bao gồm cả các trường hợp phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS), đã được báo cáo với phác đồ có rilpivirine. Các phản ứng da có thể đi kèm với các triệu chứng sốt, hoặc rối loạn chức năng gan…

  • Ngừng cabenuva ngay lập tức nếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng của phản ứng quá mẫn phát triển. Tình trạng lâm sàng, bao gồm cả tăng men gan, cần được theo dõi và bắt đầu điều trị thích hợp

 3. PHẢN ỨNG SAU TIÊM

  • Các phản ứng nghiêm trọng đã được báo cáo trong vòng vài phút sau khi tiêm rilpivirine, bao gồm khó thở, co thắt phế quản, kích động, đau quặn bụng, phát ban/mày đay, chóng mặt, đỏ bừng, đổ mồ hôi, tê miệng, thay đổi huyết áp và đau…

  • Cần làm theo Hướng dẫn sử dụng khi chuẩn bị và sử dụng cabenuva. Hỗn dịch nên được tiêm chậm qua đường tiêm bắp và tránh tiêm tĩnh mạch. Quan sát bệnh nhân trong thời gian ngắn (khoảng 10 phút) sau khi tiêm. Nếu xảy ra phản ứng sau tiêm, theo dõi và điều trị theo chỉ định lâm sàng.

4. NHIỄM ĐỘC GAN

  • Độc tính trên gan đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng cabotegravir hoặc rilpivirine có hoặc không có bệnh gan từ trước đã biết hoặc các yếu tố nguy cơ có thể xác định được.

  • Bệnh nhân mắc bệnh gan tiềm ẩn hoặc tăng men gan rõ rệt trước khi điều trị có thể tăng nguy cơ xấu đi hoặc phát triển tăng men gan.

  • Nên ngừng điều trị bằng cabenuva nếu nghi ngờ nhiễm độc gan.

5. RỐI LOẠN TRẦM CẢM

  • Rối loạn trầm cảm (bao gồm tâm trạng chán nản, trầm cảm, trầm cảm nặng, thay đổi tâm trạng, phiền muộn, suy nghĩ tiêu cực, ý định tự sát) đã được báo cáo với cabenuva hoặc các sản phẩm riêng lẻ.

  • Cần đánh giá kịp thời những bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm.

  • Các phản ứng có hại của thuốc phổ biến nhất là phản ứng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ xương, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt và phát ban...

  • Các phản ứng tại chỗ tiêm phổ biến nhất là đau/khó chịu, nốt sần, chai cứng, sưng tấy, ban đỏ, ngứa, bầm tím/đổi màu, nóng và tụ máu…

Nguồn: https://tiengchuong.chinhphu.vn/thuoc-dieu-tri-hiv-keo-dai-nhung-luu-y-khi-su-dung-113220210145900986.htm

 

07.07_luu-y-khi-su-dung-thuoc-dieu-tri-hiv-keo-dai

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: buổi sáng từ 7g00 đến 11g00, buổi chiều từ 12g00 đến 16g00

  • Thứ bảy và Chủ Nhật: NGHỈ

  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

22-03-2023 16:00:00
Một loại vaccine HIV thử nghiệm được chứng minh đã tạo ra kháng thể trung hòa trong 97% tình nguyện viên tham gia công trình nghiên cứu.
20-03-2023 16:00:00
Từ năm 2022, bệnh nhân điều trị ARV (thuốc kháng virus HIV) và Methadone bắt đầu được hỗ trợ điều trị viêm gan C. Đến nay, số bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh nhân điều trị Methadone mắc viêm gan C được điều trị tại 38 tỉnh, thành phố là 16.052 bệnh nhân, trong đó có gần 4.500 bệnh nhân Methadone.
17-03-2023 16:00:00
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang đề xuất đưa bệnh đậu mùa khỉ (mpox) vào danh sách các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng đặc biệt nguy hiểm đối với những người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Việc này có thể mang lại hỗ trợ tài chính và y tế lớn hơn cho những người có nguy cơ.
15-03-2023 16:00:00
Một nghiên cứu mới với liệu trình phác đồ 3 liều vaccine viêm gan B HEPLISAV-B có thể giúp bảo vệ tốt hơn cho những người nhiễm HIV.
07-03-2023 16:00:00
Việc nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm về HIV/AIDS gây ra sự hoang mang, sợ hãi và kỳ thị, khiến cho công tác phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn.
03-03-2023 16:00:00
Viên PrEP được thiết kế dạng đầu đạn được đặt trực tiếp vào trực tràng hoặc âm đạo cho kết quả có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
28-02-2023 16:00:00
Trường hợp cha mẹ sinh con ra nhiễm HIV, sau đó có hành động bỏ rơi trẻ thì có vi phạm pháp luật hay không?
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor