Kiến thức Y khoa

VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG – BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA

13-11-2018 14:34:48
Copy to clipboard
ThS.BS. Trần Nguyên Ánh Tú sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin cần biết về bệnh lý này.

Hằng năm cứ đến mùa mưa, khoảng từ tháng 8 đến tháng 11, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng đến khám. Tình trạng này có thể gây thành dịch làm cho nhiều người trong gia đình hoặc trong khu phố cùng mắc một lúc, hoặc trên cùng một người có thể mắc nhiều lần trong mùa.

Bài viết dưới đây của ThS.BS. Trần Nguyên Ánh Tú sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin cần biết về bệnh lý này.

Viêm da tiếp xúc côn trùng biểu hiện với các thương tổn thành đường hay vệt đỏ, có thể phù nề nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay chân. Người dân thường nhầm lẫn bệnh này với giời leo (zona).
Bệnh thường do tiếp xúc loài côn trùng tên là Paederus có mình dài, kích thước 1,5-20 mm, màu đỏ nâu, hơi giống kiến. Dân gian gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Chúng tiết ra chất pederin, có độc tính gây bỏng, khi tiếp xúc trên da người gây phản ứng viêm da bóng nước.
Những tình huống làm cho bệnh nhân mắc bệnh:
• Làm việc, ngủ… bị côn trùng rơi vào cổ, mặt hay vùng da hở trên thân mình
• Vô ý quẹt tay hoặc đập nát côn trùng làm da tiếp xúc với chất pederin có trong côn trùng gây viêm da bóng nước.
• Côn trùng bám vào khăn mặt, mắt kính, quần áo… bệnh nhân không chú ý nên để da bị tiếp xúc với côn trùng
Lúc đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, đỏ da nhẹ. Sau 6-12 giờ, vùng da đỏ nhiều, thành vệt hay đường, hơi phù nề, trên đó có thể có mụn nước, mụn mủ. Lúc này, bệnh nhân thường cảm thấy đau, rát, có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch. Nếu thương tổn gần mắt có thể gây sưng cả 2 mắt.
Khi mắc bệnh, nên tránh làm cho thương tổn lây lan sang vùng da khác, không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử trí thích hợp.
Tùy mức độ nặng nhẹ của thương tổn, có thể điều trị với các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch màu, gel kháng sinh. Nếu mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh uống, thuốc giảm đau hoặc cũng có thể dùng corticosteroid bôi hoặc uống. Bệnh thường sẽ ổn sau 5-7 ngày.

 

TIN MỚI

25-07-2025 10:30:00
Giãn da là một trong những kỹ thuật được ứng dụng trong chuyên ngành tạo hình thẩm mỹ và phẫu thuật da.
23-07-2025 09:00:00
Cicatricial alopecia (rụng tóc sẹo) hiếm gặp hơn androgenetic alopecia (rụng tóc do nội tiết tố- không sẹo) nhưng ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Cấy tóc là “hy vọng cuối cùng” khi sẹo đã ổn định – nhưng không đơn giản và có nhiều thách thức.
13-07-2025 19:00:00
Nhiễm trùng da - mô mềm có thể xảy ra trong nhiều bối cảnh khác nhau như sau chấn thương, sau phẫu thuật và thủ thuật trên da. Bệnh nhân có bệnh lý nền làm suy giảm hàng rào bảo vệ da như bệnh đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại biên cũng là các đối tượng có nguy cơ cao bị loét da, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.
04-07-2025 19:00:00
Giang mai thần kinh là một biến chứng nguy hiểm xảy ra khi xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Giang mai thần kinh có biểu hiện triệu chứng đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thần kinh khác.
29-06-2025 09:00:00
Ung thư cổ tử cung và mụn cơm sinh dục (sùi mào gà) là hai mối đe dọa sức khỏe đáng quan ngại, đặc biệt đối với phụ nữ. Nguyên nhân chính xuất phát từ vi-rút HPV (Human Papillomavirus). May mắn thay, chúng ta đã có một "lá chắn" hữu hiệu giúp phòng bệnh hơn chữa bệnh mang tên Vắc-xin HPV.
20-06-2025 20:00:00
Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (STIs) là vấn đề sức khỏe thường gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt hơn nếu thai phụ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho thai kỳ bao gồm sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân… cũng như gây ra mốt số tổn thương, bệnh lý cho trẻ sơ sinh, thậm chí một số trường hợp nặng có thể dẫn đến đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.
13-06-2025 09:00:00
Sáng ngày 13/06/2025, ThS.BSNT Thái Văn Thống – Khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đã có bài báo cáo về Biện luận huyết thanh giang mai sau điều trị – những vấn đề cần lưu ý.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor