Kiến thức Y khoa

Mề đay

09-09-2016 10:50:37
Copy to clipboard
BS Mai Thu Ðường

 

 

Mề đay (MÐ) là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. MÐ có hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. MÐ có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. 

Vị trí thường nổi MÐ là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần, nịt vú. Có dạng đặc biệt là MÐ nổi dưới da, thường làm phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại MÐ này có thể đi kèm mệt, đau bụng, đôi khi gây khó thở, chết người. Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên 6 tuần là MÐ mãn tính.

Nguyên nhân:

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn là nguyên nhân thường gặp. Thông thường là gà bò và hải sản như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng. 

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính. 

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

Vài cách phát hiện nguyên nhân:

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Đối vời MĐ do yếu tố môi trường bạn hãy chú ý điều này: nếu bạn thay đổi chổ ở hoặc nghỉ việc một vài ngày ở chổ làm việc có nhiều bụi bặm, hóa chất,…triệu chứng ngứa giảm tự nhiên có thể bệnh của bạn có nguồn gốc từ môi trường sinh sống hoặc làm việc

 

 

TIN MỚI

14-04-2025 10:30:00
Áp xe âm hộ - Đừng để tổn thương nhỏ trở thành biến chứng lớn
07-04-2025 08:00:00
Ngứa liên quan bệnh thận mạn là triệu chứng khá thường gặp, không chỉ ảnh hưởng thể chất, tăng gánh nặng bệnh tật sẵn có, mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng: mất ngủ, lo âu, trầm cảm…tuy nhiên tình trạng này lại thường hay bị bỏ sót hoặc điều trị không đầy đủ. Việc tiếp cận cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ngứa là một trong những chìa khoá quan trọng góp phần cho hiệu quả điều trị.
29-03-2025 08:00:00
Mycoplasma genitalium (M. genitalium) là một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục ngày càng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, bên cạnh các tác nhân quen thuộc như lậu, Chlamydia, giang mai,…. Vi khuẩn được phát hiện vào năm 1980, M. genitalium thuộc nhóm vi khuẩn Mollicutes, có kích thước rất nhỏ và không có thành tế bào, khiến nó kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới và viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu ở nữ giới. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc viêm vùng chậu mãn tính.
22-03-2025 08:00:00
Sáng ngày 21/03/2025, BSCKII Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã có bài báo cáo về Hệ vi sinh vật âm đạo. Hệ vi sinh vật âm đạo (Vaginal Microbiome) là tập hợp các vi sinh vật cư trú tự nhiên trong âm đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một âm đạo khỏe mạnh chứa hơn 50 loài vi sinh vật, trong đó Lactobacillus chiếm ưu thế, giúp duy trì môi trường acid nhẹ (pH < 4,5), ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển.
14-03-2025 10:00:00
Viêm da cơ địa: là một bệnh viêm da mãn tính, ngứa xảy ra thường xuyên, bệnh dễ tái phát. Viêm da cơ địa thường liên quan đến tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến 20%-30% trẻ em, 7%-10% người lớn, gây ra gánh nặng đáng kể về thể chất, tâm lý và kinh tế xã hội.
09-03-2025 09:00:00
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa không chỉ xảy ra với các nhiễm trùng xâm lấn, sau các chấn thương và phẫu thuật mà còn có thể xảy ra với các bệnh lý da liễu như là một biến chứng của việc hàng rào bảo vệ da bị tổn thương quá mức.
02-03-2025 09:00:00
Ngứa ở người cao tuổi là biểu hiện da rất phổ biến và đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị ngứa ở người cao tuổi là một nhu cầu cần thiết yếu và cần được quan tâm đúng mức.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor