Nhiệt kế là gì
Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ sử dụng trong đo đạc thời tiết, y khoa, nghiên cứu khoa học
Nhiệt kế hoạt động dựa trên
sự co hồi hoặc giãn nở của vật chất ( vd : thủy ngân, alcohol )
thay đổi áp suất khí
đo năng lượng tia hồng ngoại phát ra từ vật thể mà không cần chạm vào vật thể
Nhiệt kế là gì
Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ sử dụng trong đo đạc thời tiết, y khoa, nghiên cứu khoa học
Nhiệt kế hoạt động dựa trên
•sự co hồi hoặc giãn nở của vật chất ( vd : thủy ngân, alcohol )
•thay đổi áp suất khí
•đo năng lượng tia hồng ngoại phát ra từ vật thể mà không cần chạm vào vật thể
Đơn vị đo
•oF - Fareinheit : theo tên của Daniel Gabriel Fahrenheit vào năm 1724
•oC - Celcius (centigrade) : theo tên của nhà thiên văn học Anders Celsius vào năm 1742
•oK- Kelvin theo tên của Lord Kelvin vào năm 1848, dựa trên ý tưởng nhiệt độ tuyệt đối để đo các vật thể siêu lạnh hoặc siêu nóng
•Quy đổi
•T(°F) = T(°C) × 1.8 + 32
•T(K) = T(°C) + 273.15
•Nhiệt độ cơ thể (trung tâm) người bình thường là : 36-37,5°C
Mức độ chính xác của các phương pháp đo nhiệt độ
•Chính xác nhất :
Động mạch phổi
Bàng quang
Thực quản
Trực tràng
•Có thể chấp nhận :
Miệng
Màng nhĩ
•Ít chính xác nhất :
Trán
Nách
Bảng so sánh nhiệt độ đo ở các vị trí khác nhau ( không xâm lấn )
|
độ chính xác
|
dễ chịu
|
yếu tố ảnh hưởng
|
trực tràng
|
tốt nhất
cho trẻ nhỏ < 3 tuổi
|
-
|
|
miệng
|
tốt nhất
cho trẻ > 3 tuổi và người lớn
|
+/-
|
trẻ quá nhỏ, người hôn mê.
ngưng ăn uống trước 15ph khi đo
|
nách
|
tương đối
|
+
|
mồ hôi
|
màng nhĩ
|
tương đối
cho trẻ > 6 tháng, người lớn
|
+
|
ráy tai, ống tai nhỏ hoặc quá cong
|
trán
|
tương đối
|
+
|
|
“ tương đối “ : để tầm soát có sốt hay không, cần đo ở các vị trí chính xác hơn như miệng/trực tràng khi nghi có sốt
Nhiệt độ đo ở các vị trí khác nhau
Nhiệt độ đo ở trực tràng > miệng > màng nhĩ , da ( nách, trán )
NĐ trực tràng = NĐ miệng + 0,3_0,6 (°C)
NĐ màng nhĩ, nách, trán = NĐ miệng - 0,3_0,6 (°C)
Các loại nhiệt kế
Tiếp xúc :
•Thuỷ ngân ( không còn dùng do nguy hiểm )
•Alcohol, chất lỏng khác
•Kỹ thuật số
•Dùng một lần
•Nhiệt kế hồng ngoại đo tại màng nhĩ




Không tiếp xúc :
•Nhiệt kế hồng ngoại không tiếp xúc
Nhiệt kế hồng ngoại không tiếp xúc
(Non contact infrared thermometer)
Nguyên lý
Dạng vật chất nào cũng phát ra bức xạ hồng ngoại tùy vào nhiệt độ hiện thời của nó.
Do sự chuyển động cơ học của các phân tử bên trong vật chất, và mức độ chuyển động này thay đổi tuỳ vào sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các phân tử chuyển động sẽ phát ra các hạt photon. Các hạt photon này di chuyển với vận tốc ánh sáng. Và phổ ánh sáng này nằm trong vùng hồng ngoại.
Þ Nhiệt kế hồng ngoại sẽ dựa trên bức xạ hồng ngoại phát ra từ vật thể và cho ra con số nhiệt độ tương ứng
Ưu điểm & Ứng dụng
Tránh được sự lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác khi dùng chung nhiệt kế
Nhanh (tầm soát bệnh nhân bị sốt tại sân bay trong các trận dịch như SARS, Ebola )
Khi các vật thể chuyển động (em bé ngọ nguậy liên tục)
An toàn vì đo được nhiệt độ mà không cần tiến tới gần vật thể (đo nhiệt độ nước tắm, nước nấu ăn )
Sử dụng dễ dàng
Cách sử dụng
•vị trí : giữa trán
•vén tóc và lau sạch mồ hôi
•để thiết bị cách da từ 3-5cm
•bấm nút và chờ kết quả
Tài liệu tham khảo
•Sund-Levander M, Forsberg C, Wahren LK (2002). “Normal oral, rectal, tympanic and axillary body temperature in adult men and women: a systematic literature review”
•Alison L. Duncan (2008) “Can a non-contact infrared thermometer be used interchangeably with other thermometers in an adult Emergency Department?”
•Naomi P. O’Grady, MD (2008) “Guidelines for evaluation of new fever in critically ill adult patients: update from the American College of Critical Care Medicine and the Infectious Diseases Society of America”