Kiến thức Y khoa

HỘI CHỨNG BỎNG RÁT MIỆNG: TIẾP CẬN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

10-11-2023 07:25:00
Copy to clipboard
Hội chứng bỏng rát miệng (Burning mouth syndrome - BMS) là một tình trạng bệnh lí mãn tính ở vùng khoang miệng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Với tâm lí lo lắng, bệnh nhân thường có xu hướng thăm khám ở rất nhiều cơ sở y tế với các chuyên khoa khác nhau: nha khoa, răng hàm mặt, thần kinh và da liễu.

 

Hội chứng bỏng rát miệng có tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1,73% trong dân số chung. Bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tỉ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi. Chỉ khoảng 3% bệnh nhân tự khỏi bệnh sau 5 năm.

Cho đến hiện nay, có nhiều định nghĩa và phân loại về hội chứng bỏng rát miệng. Theo Hiệp hội đau đầu quốc tế (International Headache Society – IHS), hội chứng bỏng rát miệng là các rối loạn cảm giác hay nóng rát vùng khoang miệng xảy ra liên tục trên 2 giờ mỗi ngày trong hơn 3 tháng mà không có các biểu hiện sang thương trên lâm sàng.

Bên cạnh đó, tác giả Scarla phân loại BMS dựa theo nguyên nhân gây bệnh, phân loại này giúp thuận lợi hơn trong thực hành lâm sàng:

  • BMS “nguyên phát”: vô căn, không có nguyên nhân thực thể

  • BMS “thứ phát”: liên quan đến các bệnh lí tại chỗ hay toàn thân.

Cơ chế sinh bệnh học của BMS còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, các giả thuyết ghi nhận bệnh liên quan đến các tổn thương thần kinh, rối loạn về nội tiết, miễn dịch cũng như tâm lý.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh đặc trưng chủ yếu là cảm giác bỏng rát, rối loạn vị giác hay khô miệng ở vị trí 2/3 trước hay bờ bên của lưỡi, khẩu cái. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở các vị trí khác như niêm mạc má, sàn miệng.

BMS “nguyên phát” là chẩn đoán loại trừ, thiết lập chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân “thứ phát”: nấm miệng, dị ứng từ vật liệu răng giả, thói quen cắn/ nghiến, các bệnh nội tiết (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp), trào ngược dạ dày - thực quản, thuốc, thiếu vitamin B12, folic acid, thiếu máu hay các rối loạn tâm lí

Việc điều trị BMS còn nhiều thách thức, chủ yếu điều trị theo nguyên nhân thứ phát gây bệnh. Ngoài ra, BMS có thể điều trị với các phương pháp như thuốc thoa (clonazepam, capsaicin, ngậm bupibicaine), thuốc hệ thống (alpha lipoic acid, clonazepam, gapabentin…), laser năng lượng thấp hay liệu pháp nhận thức – hành vi.

LINK FULL BÀI BÁO CÁO: https://bvdl.org.vn/portal_bvdl/upload/files/files/bvdl-hoi-chung-bong-rat-mieng-bs-thi.pdf

 

bvdl-hoi-chung-bong-rat-mieng-bs-thi

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

10-05-2024 08:00:00
Tại Hoa Kỳ, năm 2021, có đến 22% dân số trên 12 tuổi (61,2 triệu người) sử dụng chất kích thích, tăng hơn gấp đôi so với 2011 với 8,7% dân số. Riêng tại Việt Nam, chỉ tính riêng loại chất ma túy, tỷ lệ người sử dụng được quản lý có mức tăng 5,7%/năm (2017-2019). Chất kích thích tồn tại ở nhiều dạng chất, thành phần khác nhau với tác động đến cơ thể khác nhau có thể kể đến như: ức chế do an thần, thuốc phiện (heroine, morphine); kích thích (cocaine, amphetamine, thuốc lắc); gây ảo giác (cần sa, keo hít, N2O), ...
03-05-2024 08:35:00
Bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi một người mang thai mắc giang mai không được điều trị sẽ truyền bệnh sang con trong khi mang thai hoặc khi sinh. Điều này có thể dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng cho em bé, bao gồm dị tật bẩm sinh, chậm phát triển và thậm chí tử vong.
26-04-2024 08:15:00
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính không lây, đặc trưng bởi các rối loạn miễn dịch, có khuynh hướng di truyền và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dinh dưỡng trong bệnh vảy nến cần được quan tâm hơn ngoài những điều trị chính.
19-04-2024 08:30:00
Bệnh mô liên kết tự miễn là một nhóm bệnh gồm các bệnh ảnh hưởng đến các bộ phận kết nối các cấu trúc của cơ thể. Nhiều type bệnh đã được phát hiện: lupus, viêm bì cơ, xơ cứng bì, hội chứng Sjögren, bệnh mô liên kết hỗn hợp, bệnh mô liên kết không xác định,...
12-04-2024 08:30:00
Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng từ thức ăn để duy trì sự sống từ mức độ tế bào đến mức độ cơ thể (cả về cấu trúc lẫn hoạt động), bảo vệ sức khỏe và cung cấp nguyên liệu cho sự tăng trưởng thể chất.
29-03-2024 08:30:00
Viêm khớp vảy nến (PsA) là bệnh đồng mắc thường gặp nhất của vảy nến. Có đến 30% bệnh nhân vảy nến sẽ tiến triển đến viêm khớp. Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến phá hủy khớp gây mất chức năng khớp. Triệu chứng của PsA thường rất đa dạng và giống với các bệnh viêm khớp khác do đó dễ bị bỏ sót chẩn đoán.
22-03-2024 08:30:00
1/ Tại sao bệnh ảnh hưởng đến cả da và hệ xương?
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor