Kiến thức Y khoa

KỸ THUẬT GÂY TÊ THẦN KINH CHI TRÊN VÙNG CỔ TAY

25-08-2023 07:30:00
Copy to clipboard
Bài viết chuyên môn về kỹ thuật gây tê thần kinh chi trên vùng cổ tay

 

I. GÂY TÊ THẦN KINH TRỤ VÙNG CỔ TAY

1. Chức năng:

- Thần kinh hỗn hợp cảm giác và vận động.

- Thần kinh trụ cổ tay chi phối các ngón IV và V, phía trong gan bàn tay và phía trong mu bàn tay.

2. Chỉ định:

- Phẫu thuật hay làm giảm đau ở vùng da chi phối bởi dây thần kinh trụ.

- Phối hợp với gây tê các thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.

3. Kỹ thuật:

- Mốc: Gân cơ trụ trước. Nếp lằn thứ ba của cổ tay.

+ Kỹ thuật đường phía trước: Chỉ ức chế cảm giác. Chọc kim vuông góc với mặt da ngay bên ngoài gân cơ trụ trước trên nếp lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc sây 1 – 1,5cm hút kiểm tra không có máu ra, không tìm dị cảm, bơm 4 -6 ml thuốc tê. Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên, của điểm chọc kim để hạn chế sự lan toả của thuốc tê.

+ Kỹ thuật đường bên: Dùng kim 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da ngay bên dưới của gân cơ trụ trước ở ngang mức của nó lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi  đã chọc vào sâu 1 – 1,5cm, hút thử không thấy có máu, bơm 4-6ml thuốc tê đồng thời cũng chẹn ngay trên của điểm chọc kim. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.

II. GÂY TÊ THẦN KINH QUAY

1. Chức năng:

- Thần kinh chi phối cảm giác ở mu bàn tay, mặt sau ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và mặt ngoài ngón nhẫn (trừ nền móng ngón nhẫn).

2. Chỉ định:

- Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh quay chi phối.

- Phối hợp với gây tê thần kinh khác (tê đám rối thần kinh cánh tay)

3. Kỹ thuật:

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngữa

- Mốc: Bờ ngoài cẳng tay và hỏm lào.

- Kỹ thuật: Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay trên hỏm lào. Dùng một kim nhỏ 23G dài 40mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút lại kim lại đến chỗ chọc kim, xoay ngược hướng 1800 hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc dưới da. Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa một vòng cổ tay. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.

III. GÂY TÊ THẦN KINH GIỮA

1. Chức năng:

- Chi phối mặt gan tay của 3 ngón tay rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái và cả mặt mu đốt II và đốt III của các ngón đó.

2. Chỉ định:

- Phẫu thuật và giảm đau ở vùng do dây thần kinh giữa chi phối.

- Phối hợp với tê thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.

3. Chống chỉ định:

- Khi có hội chứng ống cổ tay (khe Carpien) phải chống chỉ định tê thần kinh giữa cổ tay.

4. Kỹ thuật:

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngữa

- Mốc: Giữa hai gân cơ gan tay dài và gân cơ gấp cổ tay quay, trên nếp lằn thứ ba khi gấp cổ tay.

- Kỹ thuật: Khi bệnh nhân để ngửa bàn tay, ta nắm tay bệnh nhân và kéo ngửa ra, bảo bệnh nhân co chống lại theo tư thế gấp cổ tay sẽ thấy hai gân gan tay nổi rõ dưới da. Chỗ chọc kim nằm giữa hai gân gan tay lớn và nhỏ và trên nếp gấp thứ ba của cổ tay. Dùng kim nhỏ 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da vào sâu từ 1,5 – 2mm, không cố tìm dị cảm. Hút kiểm tra không có máu, bơm 3-5 ml thuốc tê, tiêm chậm và không được gây đau, rút kim tới dưới da tiêm thêm 1 – 3ml thuốc tê lidocain 1%, không  được trộn adreanlin vào thuốc tê.

IV. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

- Các biến chứng của gây tê thường gặp trong các trường hợp:

  • Dùng quá liều thuốc tê.

  • Phản ứng nhạy cảm với thuốc tê.

  • Tiêm thuốc vào mạch máu.

  • Ngộ độc thuốc tê

  • Tổn thương thần kinh

  • Tổn thương mạch máu và mô mềm xung quanh 

Do vậy, để ngăn ngừa các biến chứng này cần: Khai thác tiền sử của bệnh nhân cẩn thận. Không dùng quá liều thuốc tê. Khi gây tê dưới da cần phải vừa hút bơm vừa tiêm thuốc, nếu để kim cố định tại chỗ phải hút trước không có máu mới tiêm thuốc tê.

LINK FULL BÀI BÁO CÁO: https://bvdl.org.vn/portal_bvdl/upload/files/files/BVDL-GAY-TE-THAN-KINH-VUNG-CO-TAY-BS-DUNG-BS-LOI.pdf

 

bvdl-gay-te-than-kinh-vung-co-tay-bs-dung-bs-loi

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

19-07-2024 10:45:00
Ths.Bs Phạm Thị Uyển Nhi – Phó Trưởng phòng Điều hành Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng đơn vị nghiên cứu lâm sàng Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã hướng dẫn cách đánh giá một tạp chí khoa học uy tín.
13-07-2024 08:00:00
Sau đại dịch Covid 19, số lượng bệnh nhân rụng tóc gia tăng lên một cách đáng kể. Rụng tóc là một bệnh lý da liễu tuy thường gặp nhưng việc điều trị vẫn còn nhiều thách thức.
05-07-2024 14:00:00
Dày sừng lòng bàn tay, chân do nước là một hiện tượng rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện các sẩn, mảng sẩn dày sừng, màu trắng ở bàn tay (hiếm khi ở bàn chân) sau khi tiếp xúc với nước.
29-06-2024 09:00:00
Ngày nay với sự gia tăng trình trạng nhiễm trùng và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng lan rộng, Việc áp dụng các chất sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm trùng từ môi trường.
23-06-2024 09:00:00
Từ Non-tuberculous mycobacteria (NTM) dùng chỉ các nhóm mycobacteria khác với M.tuberculosis complex và M.leprae. NTM bền với acid, sống tự do, có mặt khắp nơi trong môi trường, được tìm thấy trong nước, đất, thực phẩm, cây trồng, gia súc, động vật hoang dã, cá.
07-06-2024 09:00:00
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây ra.
24-05-2024 10:00:00
Viêm miệng áp-tơ tái phát (RAS) là một trong những bệnh lý niêm mạc miệng phổ biến nhất đặc trưng bởi một hoặc nhiều vết loét đau, tái phát nhiều lần (từ 2 đến 4 lần/năm tùy từng nghiên cứu). Tỷ lệ mắc bệnh RAS trong dân số nói chung thay đổi từ 5% đến 20%.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com
image doctor