TIÊM FILLER NÂNG MŨI Ở SPA, MỘT PHỤ NỮ BỊ BIẾN CHỨNG HOẠI TỬ

14-01-2022 20:05:00
Copy to clipboard
Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp biến chứng do tiêm chất làm đầy (hay còn gọi là filler) để nâng mũi.

 

Bệnh nhân nữ N.T.K.L, 30 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM, đến khám tại BV Da Liễu TP.HCM trong tình trạng vùng mũi, miệng bầm tím, vùng nhân trung và môi phù nề, trên mũi xuất hiện các nốt có mủ, đóng mài vàng, bệnh nhân không sốt, than đau, ăn uống kém…

CHỦ SPA NÓI LÀ “BIỂU HIỆN BÌNH THƯỜNG SẼ HẾT SAU VÀI NGÀY”

Bệnh nhân cho biết do mũi thấp nên cách đây 3 ngày chị được người quen giới thiệu đến một cơ sở spa ở quận Bình Tân để tiêm filler nâng mũi. Tại đây chị được chủ spa tư vấn tiêm 2cc filler Hàn Quốc với giá 1.200.000 đồng/1cc. Tổng cộng chị L. tiêm 2cc filler với giá 2.400.000 đồng.

Theo lời chị L., sau khi thỏa thuận xong chi phí, nhân viên spa đã sử dụng một ống tiêm gắn kim dài và tiêm vào vùng mũi của chị. Trong quá trình tiêm, chị L. thấy tê vùng miệng nên báo cho người thực hiện nhưng người này nói “bình thường” và tiếp tục tiêm. Khoảng mấy giờ sau tiêm, vùng miệng chị L. sưng, bầm đỏ, cảm giác đau, tê… Chị L. liên hệ lại spa nhưng chủ spa báo đây là “biểu hiện bình thường sẽ hết sau vài ngày”.

Tuy nhiên 2-3 ngày sau khi da bắt đầu đỏ nhiều, nổi mủ trắng, chị L. liên hệ lại spa và được giải thích “da đang đào thải độc tố” và sau đó, do quá lo lắng, chị L. đến trực tiếp spa và được tiêm thuốc giải nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, da đỏ và mụn mủ nổi nhiều hơn, chị vội đến BV Da Liễu TP.HCM để được thăm khám.

HOẠI TỬ DA VÙNG MŨI

TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da - BV Da Liễu TP.HCM, sau khi thăm khám cho bệnh nhân, BS Tú chẩn đoán chị L. đang có biểu hiện của tình trạng hoại tử da vùng mũi do tiêm chất làm đầy. Nguyên nhân có thể do tắc mạch khi tiêm một lượng filler khá lớn (2 cc) vào vùng mũi cùng một thời điểm gây chèn ép mạch máu hoặc tiêm không đúng kỹ thuật dẫn đến việc chất làm đầy đi vào lòng mạch gây thuyên tắc. Đó là chưa kể đến việc nếu không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô trùng, cũng như chất lượng sản phẩm filler không đảm bảo cũng sẽ góp phần làm nặng thêm biến chứng.

Bệnh nhân sau đó được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc vết thương hằng ngày. Sau 1 tuần, tình trạng hoại tử da cải thiện đáng kể. Tuy nhiên khi da lành để lại vết sẹo trên mũi, đỏ và hơi lõm.

Theo TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, tiêm chất làm đầy ở vùng mũi là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm về tiêm chất làm đầy để tránh gây tai biến như tắc mạch, hoại tử da, loét da…

“Để tiêm chất làm đầy vùng mũi an toàn hơn, tốt nhất nên sử dụng cannula hơn kim, nhất là đối với những bác sĩ mới thực hiện kỹ thuật tiêm chất làm đầy, chưa có nhiều kinh nghiệm. Với bệnh nhân L., trong quá trình tiêm, bệnh nhân đã báo bị tê vùng miệng nhưng người thực hiện không nhận ra đây là dấu hiệu chèn ép mạch máu mà tiếp tục tiêm nên dẫn đến tình trạng tai biến càng trầm trọng hơn, gây hoại tử da, có thể sẽ để lại sẹo xấu sau đó, gây khó khăn cho việc phục hồi về sau” TS. BS Trần Nguyên Ánh Tú nói.

Theo thống kê, trung bình mỗi tháng BV Da Liễu TP.HCM tiếp nhận vài trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy. Nhiều trường hợp tai biến nặng phải phẫu thuật để lấy hết filler ra, chi phí khá tốn kém và mất nhiều thời gian để phục hồi. Di chứng sau phẫu thuật có thể tạo sẹo xấu và mất mô da gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

Trong nhiều năm trở lại đây, filler được sử dụng phổ biến trong chuyên ngành da liễu, thẩm mỹ. Nó giúp làm đầy các rãnh nhăn sâu vùng mặt, nâng mũi, hõm má, hõm thái dương, rãnh mũi má, tạo hình cằm, tạo hình môi, tạo khuôn mặt V-line... Tuy nhiên theo quy định của Bộ Y tế, người tiêm chất làm đầy bắt buộc phải là bác sĩ chuyên ngành da liễu, tạo hình thẩm mỹ, được đào tạo bài bản về tiêm chất làm đầy và cơ sở thực hiện tiêm chất làm đầy phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tiêm sai kỹ thuật, sử dụng filler không rõ nguồn gốc và chất lượng… sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tiem-filler-nang-mui-o-spa-mot-phu-nu-bi-bien-chung-hoai-tu-post1414785.html

 

bien-chung-filler-mui

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: buổi sáng từ 7g00 đến 11g00, buổi chiều từ 12g00 đến 16g00

  • Thứ bảy và Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00

  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

28-03-2024 08:30:00
Dùng chung mỹ phẩm hay mỹ phẩm secondhand (2hand) là một trong những sai lầm phổ biến ở chị em phụ nữ. Đặc biệt sau dịp Tết, thị trường thanh lý mỹ phẩm càng nhộn nhịp hơn.
20-03-2024 19:30:00
Đến khám ở Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng da mặt sưng đỏ, đang dần chuyển qua sạm đen, bệnh nhân cho biết sử dụng phương pháp peel da bằng rượu ở spa gần nhà. Trong vòng 20 ngày, người phụ nữ được nhân viên spa cho peel da 2 lần. Một trường hợp khác cũng sử dụng phương pháp lột da tại nhà và gây hậu quả viêm da toàn mặt.
07-03-2024 09:00:00
"Em chỉ nằm lên giường và không biết họ bắn gì trên mặt, chỉ nghe nóng. Khi về nhà, mặt em rát, nổi bóng nước lên và để lại sẹo nặng nề trên da", cô gái suy sụp kể với bác sĩ.
06-02-2024 18:00:00
Tết âm lịch 2024 đang đến rất gần, đây chính là thời điểm rất nhiều chị em phụ nữ bắt đầu làm đẹp để bản thân thật rạng rỡ đón Tết. Tuy nhiên, thời gian gần đây lại liên tục xuất hiện những ca tai biến khi can thiệp thẩm mỹ gây hậu quả đáng tiếc.
05-03-2024 10:00:00
Theo BS CK2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, có đến gần 78% ca tai biến thẩm mỹ nội khoa không phải do bác sĩ thực hiện.
26-01-2024 20:00:00
BS.CKII Lư Huỳnh Thanh Thảo – Phó Trưởng Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết: “Hành vi tiêm, truyền bất cứ thuốc gì vào cơ thể người đều phải rất thận trọng vì có khả năng gây ngộ độc hay sốc phản vệ nặng có thể tử vong. Các chất làm trắng thường được sử dụng như vitamin C, glutathione, rất nhiều chất mang tên gọi như nhau thai cừu, DNA cá hồi thường không rõ nguồn gốc.”
24-07-2023 19:00:00
Người phụ nữ 49 tuổi, đến Bệnh viện Da liễu khám do vùng bụng, hông, đùi xuất hiện nhiều nốt đỏ, viêm và chảy mủ sau khi tiêm chất làm tan mỡ.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor