Hoạt động   /   Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Thứ Sáu

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DA TIẾP XÚC BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC LÀ GÌ?

15-11-2017 14:45:13
Copy to clipboard
TS.BS Lê Thị Thanh Trúc - BV Da liễu TP.HCM

- Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài, do hoạt tính của chất gây kích ứng không liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hoặc dị nguyên liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Nguyên nhân của viêm da tiếp xúc do các chất trong môi trường. Các chất này đóng vai trò là chất kích ứng như acid, dung môi hữu cơ, xà phòng, bụi …, hay dị nguyên như Nickel, Cobalt, thuốc nhuộm... 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH
- VDTX kích ứng: 
+ Cấp tính: da thay đổi từ hồng ban đến tạo mụn nước, ăn mòn da, phỏng với hoại tử. Hồng ban giới hạn rõ và phù nông tương ứng với nơi tiếp xúc chất kích ứng. 
+ Mạn tính: khô da -> nứt nẻ -> hồng ban -> tăng sừng và tróc vảy -> rãnh khe nứt và tạo mày. 
Phân bố đơn độc, tại chỗ rồi lan đến một vùng hoặc toàn thân tùy vào độc tính của tác nhân.
- VDTX dị ứng: 
+ Cấp tính: mụn nước trên nền hồng ban giới hạn rõ và phù và/hay sẩn; có thể có bóng nước, chợt xuất tiết và tạo mày. 
+ Bán cấp mảng hồng ban nhỏ, vảy khô, đôi khi đi kèm sẩn đỏ 
+ Mạn tính, mảng lichen hóa, tróc vảy, sẩn nhỏ, tròn cứng hoặc sẩn đầu dẹt, vết trầy sướt, hồng ban và tăng sắc tố. 
Phân bố đơn độc, tại chỗ rồi lan đến một vùng, toàn thân hoặc ngẫu nhiên hoặc vùng phơi bày.
NHỮNG XÉT NGHIỆM THƯỜNG ĐƯỢC BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH 
- Chẩn đoán VDTX dựa vào bệnh sử, lâm sàng (thương tổn, vị trí, cách phân bố..) 
- Patch test giúp xác minh dị nguyên. 
- Nếu bạn nghĩ mình có thể bị viêm da tiếp xúc thì nên đi khám bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍNH HIỆN NAY
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc các hóa chất bằng các phương tiện bảo vệ, như găng tay, kính, tấm chắn... 
- Dùng chất làm ẩm rộng rãi và thường xuyên để tăng giữ nước cho da và cải thiện hàng rào bảo vệ da bị tổn thương
- Cấp tính: 
+ Xác định và lấy đi tác nhân gây VDTX 
+ Glucocorticoid tại chỗ, trường hợp nặng Glucocorticoid toàn thân có thể được chỉ định. 
+ Pimecrolimus, tacrolimus tại chỗ có hiệu quả 
- Bán cấp và mạn: 
+ Xác định và lấy đi tác nhân gây VDTX 
+ Glucocorticoid tại chỗ và bôi chất giữ ẩm đủ. 
+ Khi lành tiếp tục bôi kem để giữ ẩm.
+ Ngay cả khi da nhìn thấy bình thường, khoảng 4 tháng hoặc hơn thì chức năng hàng rào bảo vệ da mới bình thường.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc các hóa chất bằng các phương tiện bảo vệ, như găng tay, kính, tấm chắn...
- Nếu tiếp xúc với các chất dị ứng, rửa vùng tiếp xúc với nước hoặc dung dịch trung hòa yếu.
- VDTX kích ứng do nghề nghiệp, thay đổi nghề có thể cần thiết.
- Nên mang găng tay bảo vệ tay khi làm bất cứ việc gì ẩm.
- Dùng các chất ít bị kích ứng như chất thay thế xà bông khi tắm rửa, chất làm ẩm. 
- Sau khi lành tiếp tục chăm sóc da thêm nhiều tháng để tránh tái phát

TIN MỚI

13-07-2020 10:00:00
Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời quý đồng nghiệp tham dự Hội thảo khoa học chuyên đề “Vảy nến và các bệnh da mạn tính”.
14-05-2018 08:08:27
Bs Hoàng Mai Loan Ngày 11/5/2018
20-11-2017 15:16:48
- BS Nguyễn Thị Thùy Dung- Khoa Khám bệnh Bv Da liễu TP.HCM
15-11-2017 14:51:44
Trân trọng thông báo!
15-11-2017 14:46:43
Laser CO2
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor