Theo nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ nhiễm M. genitalium dao động từ 1% - 3% ở người trưởng thành trên toàn cầu. Những người có triệu chứng viêm niệu đạo không do lậu, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn dao động từ 15-20%, và đối với viêm niệu đạo dai dẳng hoặc tái phát thì tỷ lệ lên đến 40%. Ở nữ giới thường không có biệu hiện triệu chứng, do đó nhiều người mang vi khuẩn nhưng không biết mình bị nhiễm, điều này làm gia tăng nguy cơ lây truyền trong cộng đồng.
Do vi khuẩn này không có thành tế bào và không thể nuôi cấy dễ dàng trong phòng thí nghiệm, phương pháp khuếch đại axit nucleic (NAATs - Nucleic Acid Amplification Tests) là cách tốt nhất để phát hiện M. genitalium. Tuy nhiên, xét nghiệm này chưa phổ biến rộng rãi và không có sẵn ở tất cả các cơ sở y tế. Hướng dẫn điều trị của các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo nên cần nhắc xét nghiệm M. genitalium khi có các triệu chứng của viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu hoặc hoặc sau khi điều trị các nguyên nhân thường gặp khác như lậu hoặc Chlaymdia mà vẫn còn triệu chứng kéo dài..
Do không có thành tế bào, M. genitalium tự nhiên đề kháng với nhóm kháng sinh beta-lactam như penicillin hoặc cephalosporin. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng đề kháng với Azithromycin và Moxifloxacin, hai loại thuốc chính dùng để điều trị vi khuẩn này. Đối với kháng sinh Azithromycin, đây từng là lựa chọn hàng đầu để điều trị M. genitalium, nhưng hiện nay tỷ lệ kháng thuốc đã tăng lên đáng kể, có nơi lên đến 50% - 60%.. Trong khi đó, Moxifloxacin Là kháng sinh quinolone thế hệ mới, Moxifloxacin có hiệu quả cao trong điều trị M. genitalium, nhưng gần đây cũng đã xuất hiện tình trạng kháng thuốc tại một số khu vực.
CDC Hoa Kỳ và WHO đã đưa ra các khuyến cáo về điều trị M. genitalium. Đối với CDC Hoa Kỳ 2021, khuyến cáo làm xét nghiệm nhạy cảm với Macrolide trước khi điều trị, nếu vi khuẩn nhạy cảm với macrolide thì sẽ điều trị bằng Doxycyline kết hợp với Azithromycin, còn nếu đề kháng với Macrolide sẽ điều trị bằng Doxycyline kết hợp với Moxifloxacin. Trong khi đó, WHO vẫn khuyến cáo điều trị bằng Azithromycin 1g liều duy nhất, sau đó 500mg mỗi ngày trong 3 ngày.
LINK FULL BÀI BÁO CÁO: https://bvdl.org.vn/portal_bvdl/upload/files/files/bvdl-toi-uu-hoa-chan-doan-dieu-tri-mycoplasma-genitalium-bs-phu-an.pdf
Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người bệnh khi đăng ký khám chữa bệnh bằng CCCD hoặc ứng dụng VNeID.
Lưu ý: Tất cả thông tin, hình ảnh trên Website, Fanpage, YouTube, TikTok của Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh thuộc bản quyền của Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. Ghi rõ nguồn “Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh” khi phát hành lại thông tin, hình ảnh từ các kênh truyền thông của Bệnh viện.
-------------------
BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 CƠ SỞ! MỌI THÔNG TIN BẤT KỲ VỀ 1 CƠ SỞ - CHI NHÁNH NÀO KHÁC TRỰC THUỘC CỦA BỆNH VIỆN ĐỀU LÀ GIẢ MẠO!
Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Thông, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chăm sóc khách hàng (trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6): 028.3930.8131 (nhấn phím 0)
Liên hệ ngoài giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật: 0901.365.638
Fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.facebook.com/benhviendalieutphcm/
YouTube Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag
TikTok Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.tiktok.com/@benhviendalieuhcm
Zalo Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://zalo.me/1948803500975685916