Hoạt động   /   Thư viện điện tử Dược

SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM MACROLIDE TRONG THAI KỲ: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TẠI ĐAN MẠCH (12/2020)

18-02-2021 11:03:46
Copy to clipboard
Tháng 12/2020, một nghiên cứu đoàn hệ so sánh đăng trên tạp chí BMJ đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh macrolide trong thai kỳ không liên quan đến tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Bên cạnh đó, không tìm thấy bằng chứng gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở nhóm cơ quan cụ thể nào ở phụ nữ có thai sử dụng macrolid cũng như bằng chứng về mối liên quan có ý nghĩa đối với từng macrolid.

TỔNG QUAN

Macrolide là một trong những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong thai kỳ. Những phát hiện gần đây cho thấy có sự tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở phụ nữ sử dụng macrolid so với penicillin trong ba tháng đầu thai kỳ. Do đó, một nghiên cứu đoàn hệ so sánh kéo dài từ 1/1997 đến 12/2016 tại Đan Mạch đã được tiến hành nhằm xác nhận lại các nguy cơ này.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

1192539 trường hợp mang thai mà trẻ sinh ra còn sống (live birth pregnancies) được các nhà nghiên cứu chia thành 4 nhóm (nhóm can thiệp và 3 nhóm so sánh).

-         NHÓM 1: sử dụng macrolide trong khi mang thai

-         NHÓM 2: sử dụng phenoxymethylpenicillin (nhóm penicillin) trong khi mang thai (khớp điểm xu hướng theo tỉ lệ 1:1) (matched in a 1:1 ratio on propensity scores).

-         NHÓM 3: sử dụng macrolide trước và gần với thời điểm có thai (khớp điểm xu hướng theo tỉ lệ 1:1)

-         NHÓM 4: không sử dụng kháng sinh trong thai kỳ (khớp điểm xu hướng theo tỉ lệ 1:4)

Các nhà nghiên cứu đã chia thành 12 phân nhóm dị tật bẩm sinh theo cơ quan (mắt, thần kinh trung ương, etc) liên quan đến thực hành này.

 

macrolide-va-thai-ky

KẾT QUẢ

Từ các so sánh ghép cặp (matched comparisons):

- Không có sự gia tăng tỷ lệ dị tật ở nhóm 1 so với nhóm 2 (RR: 0.95; CI95%: 0.84 – 1.08), tương ứng với sự khác biệt nguy cơ tuyệt đối AR = -1.8 (-6.4 - 2.7)/1000 phụ nữ mang thai.

- Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng không tăng có ý nghĩa ở nhóm 1 so với nhóm 3 (RR: 1.00, CI95%: 0,88 - 1.14), AR = -0.1 (-4.8 - 4.7)/1000 phụ nữ mang thai hoặc so với nhóm 4 (RR: 1.05, CI95%: 0.95 - 1.17), AR = 1.8 (-1.7 - 5.3)/1000 phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa nào được ghi nhận với bất kỳ kháng sinh trong nhóm macrolid.

GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về mức độ tuân thủ trong dùng thuốc và liệu việc tuân thủ thấp ở nhóm sử dụng macrolide có làm sai lệch kết quả hay không không được khảo sát. Một nguồn gây nhiễu khác cho các nghiên cứu quan sát là bệnh nhiễm khuẩn đang được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật hơn là bản thân kháng sinh macrolide. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ có ý nghĩa trong bất kỳ phân tích nào, kể cả so với nhóm không sử dụng kháng sinh trong thai kỳ.

Nghiên cứu không thể loại trừ hoàn toàn một số yếu tố gây nhiễu quan trọng có thể xảy ra dựa trên quan điểm lâm sàng (như uống rượu, sốt và bổ sung axit folic). Tuy nhiên, với quy mô của mẫu nghiên cứu, các yếu tố gây nhiễu nào có thể che dấu được mối liên quan thực sự thì sẽ phải phổ biến hoặc liên quan chặt chẽ với việc sử dụng macrolid và tỷ lệ nghịch với các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Trong khi đó, kết quả lại không cho thấy mối liên quan có ý nghĩa nào khi so sánh với nhóm không sử dụng kháng sinh. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng sự hiện diện của các yếu tố gây nhiễu chưa được điều chỉnh là hạn chế hoặc khó xảy ra.

BÀN LUẬN

Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh macrolide trong thai kỳ không liên quan đến tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cũng như không tìm thấy bằng chứng về mối liên quan có ý nghĩa đối với từng macrolid. Kết quả này ngược lại với các ghi nhận trước đó trong nghiên cứu đoàn hệ tiến hành tại Anh, do đó cần được phân tích đánh giá cẩn thận và có thêm các nghiên cứu từ cơ sở dữ liệu của các quốc gia khác.

Bài gốc: https://www.bmj.com/content/372/bmj.n107

 

Tổ Thông tin thuốc - Dược lâm sàng

Khoa Dược - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
20-02-2022 15:00:00
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.
28-06-2021 16:30:00
Tổn thương gân và đứt gân là tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết đến từ lâu của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ do nhóm kháng sinh này cũng đã được báo cáo từ các cơ quan quản lý Dược các nước.
28-05-2021 09:00:00
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một rối loạn da do viêm phổ biến nhất. Người bệnh bị VDCĐ sẽ có cảm giác ngứa kinh khủng và da bị viêm mạn tính.
18-05-2021 10:00:00
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả bao gồm việc chỉ định kháng sinh với thời gian điều trị tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rất khó để xác định thời gian điều trị tối thiểu, đặc biệt là đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn ngần ngại trong việc xuống thang/ngưng kháng sinh sớm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor