Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

CÁC CHĂM SÓC DA TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

16-08-2020 19:30:00
Copy to clipboard
Có khoảng 50% trường hợp điều trị ung thư xảy ra tác dụng phụ ở da, lông, tóc và móng. Hóa trị và các phương pháp điều trị khác hoạt động bằng cách giết chết tế bào ung thư hoặc kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại tế bào ung thư.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này có thể làm tổn thương tế bào khỏe mạnh và gây ra các tác dụng phụ như:

·        Khô, ngứa và rát da

·        Nổi ban

·        Rụng tóc

·        Tổn thương móng

CHĂM SÓC DA KHÔ

Nên tắm rửa bằng các sản phẩm thay thế xà phòng, dùng dưỡng ẩm không chứa hương liệu và gặp bác sĩ da liễu nếu các vấn đề không cải thiện hoặc nặng hơn.

Bệnh nhân điều trị ung thư thường có da khô và nhạy cảm hơn do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị này lên hàng rào bảo vệ da. Da là hàng rào bảo vệ ngoài cùng của cơ thể ngăn ngừa các tác động có hại như nhiễm trùng, dị ứng nguyên và các chất kích ứng cũng như ngăn ngừa mất nước.

Xà phòng, sữa tắm và bồn tắm có thể làm các vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên vệ sinh bằng sản phẩm thay thế xà phòng, các sản phẩm này cung cấp chất dưỡng ẩm cho da và hạn chế khô và kích ứng da. Có thể trao đổi với dược sĩ để được tư vấn kĩ hơn về các sản phẩm này.

Nên thường xuyên sử dụng dưỡng ẩm không chứa hương liệu, tốt nhất là 3 lần/ngày. Dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da và tạo một lớp màng để khóa ẩm.

NÊN LÀM GÌ NẾU NỔI BAN ĐỎ TRONG KHI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ?

Nếu nổi ban thì nên trao đổi càng sớm càng tốt với bác sĩ về vấn đề này, phát ban da có thể thay đổi hình dạng theo thời gian nên tốt nhất chụp vùng da bị ảnh hưởng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác. Trong một vài phương pháp điều trị ung thư (liệu pháp nhắm trúng đích), phát ban dạng mụn trứng cá có thể xuất hiện nhưng không nên sử dụng thuốc trị mụn vì có thể làm cho da càng thêm kích ứng.

Tùy thuộc vào độ nặng của bệnh, bác sĩ có thể hướng dẫn cho corticoid bôi tại chỗ hoặc uống. Trong trường hợp các phương pháp này không có hiệu quả, sẽ hội chẩn với bác sĩ da liễu.

LÀM SAO ĐỂ NGĂN NGỪA RỤNG TÓC?

Một vài phương pháp điều trị ung thư có thể dẫn đến rụng tóc và độ nặng của tình trạng này thay đổi tùy theo tùng người. Tóc có thể mọc lại khi ngưng điều trị nhưng việc rụng tóc có thể gây stress rất lớn cho bệnh nhân.

Một vài người cắt tóc ngắn trước khi điều trị vì làm vậy thì tóc rụng sẽ ít hơn.

Làm lạnh da đầu bằng cách mang một chiếc mũ đặc biệt trong suốt quá trình trị liệu như hóa trị có thể giảm hay ngăn ngừa rụng tóc bằng cách giảm lượng máu nuôi đến vùng này.

Cũng có thể mang tóc giả nếu muốn.

LÀM GÌ KHI MÓNG BỊ TỔN THƯƠNG?

Nên thoa dưỡng ẩm hoặc dầu móng lên vùng móng khô hoặc bị bong tróc thường xuyên

Móng cũng có thể xuất hiện sọc trắng, từ từ các sóng này sẽ biến mất khi móng mọc dài ra nhưng bạn có thể sử dụng sơn móng tay để che các sọc này đi. Nếu sử dụng sơn móng tay, không nên sử dụng loại nhanh khô vì có thể làm móng càng bị khô hơn.

Một vài bệnh nhân có thể gặp tình trạng tăng sừng dưới móng, ly móng hoặc viêm quanh móng. Nên tránh làm các công việc có nước nhiều và nhanh chóng làm khô tay sau khi làm các công việc có tiếp xúc với nước hoặc mang găng tay.

ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI LÊN DA, TÓC VÀ MÓNG

Nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề có thể ảnh hưởng lâu dài sau khi kết thúc điều trị và tiếp tục sử dụng dưỡng ẩm cho da.

Phần lớn thay đổi về da, tóc và móng xuất hiện trong quá trình điều trị ung thư là tạm thời. Tuy nhiên, một vài thay đổi có thể tồn tại dai dẳng ngay cả khi kết thúc điều trị. Nên liên tục sử dụng dưỡng ẩm để ngăn ngừa da khô ngay cả khi kết thúc điều trị ung thư.

Rụng tóc, thay đổi móng và thay đổi sắc tố có thể tồn tại dai dẳng trong một số ít trường hợp. Lưu ý là tóc có thể mọc lại không như cũ, ví dụ tóc có thể thẳng trong khi trước đó là tóc xoăn. Móng cần nhiều thòi gian để phụ hồi hơn vì tốc độ mọc chậm hơn nên không cần phải quá lo lắng khi liệu trình điều trị ung thư kết thúc mà móng vẫn chưa hồi phục. Sắc tố da có thể hồi phục 12 tuần sau khi kết thúc điều trị.

Nhạy cảm ánh sáng do điều trị ung thư có thể tồn tại dai dẳng phụ thuộc vào loại điều trị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ ung thư da tăng cao hơn ở những bệnh nhân đã được điều trị ung thư trước đó, chính vì vậy nên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách:

  • Bảo vệ da với quần náo, nón, kính râm.
  • Tránh ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều
  • Sử dụng kem chống nắng đúng cách với SPF ít nhất 30 và sử dụng nhiều lần trong ngày.

Đến khám bác sĩ da liễu khi các nốt ruồi thay đổi về kích thước, màu sắc

 

cham-soc-da-khi-dieu-tri-ung-thu

Nguồn hình: Internet

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

12-03-2025 18:00:00
Những ngày qua, Bệnh viện Da Liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị phỏng pháo hoa đến điều trị. Trong đó, có người bị phỏng, nhiễm trùng vết thương kéo dài từ trong tết, có bệnh nhân phỏng do người nhà…nổi hứng đốt pháo hoa.
31-01-2025 08:30:00
BS.CKII Trần Ngọc Phương sẽ "bật mí" cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ vào những ngày Tết, cùng xem nha!
24-01-2025 11:30:00
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên do trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh nên đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
11-01-2025 11:04:28
Nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) đang phải điều trị với những loại thuốc mắc tiền, không được BHYT chi trả.
17-12-2024 09:45:00
Bé nhà bạn bị chàm sữa và bạn đang có những băn khoăn, lo lắng vì không biết cần chăm sóc bé như thế nào cho hiệu quả? Không biết nên có chế độ dinh dưỡng thế nào cho bé? Hãy cùng xem những giải đáp ngay sau đây của ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Phương - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM nha!
29-11-2024 15:00:00
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vào lúc 15g00 chiều thứ 6 ngày 29/11/2024.
17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor