Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN LƯU Ý

15-06-2023 09:45:00
Copy to clipboard
Theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em; đặc biệt, nhiều trường hợp trở nặng, thậm chí tử vong. Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức và cảnh giác để phòng tránh và phát hiện bệnh kịp thời.

 

1. NGUYÊN NHÂN 

Bệnh tay chân miệng thường do virus Coxsackie gây ra, phổ biến nhất là phân nhóm A16. Nó cũng có thể được gây ra bởi các loại virus khác như: 

+ Virus Coxsackie A (5, 6, 7, 9, 10)

+ Virus Coxsackie B (2, 5)

+ Enterovirus 71

+ Echovirus.

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Thời gian ủ bệnh thường trong vòng 3–6 ngày và trẻ vẫn có khả năng lây bệnh cho đến khi mụn nước vỡ và lành. Hầu hết trẻ em có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. 

- Sốt và các triệu chứng giống cúm

+ Sốt

+ Ăn hoặc uống ít hơn

+ Đau họng

+ Cảm thấy không khỏe

- Loét miệng: thường bắt đầu là những đốm nhỏ màu đỏ, thường ở trên lưỡi và bên trong miệng, phồng rộp và có thể làm cho trẻ đau khi nuốt:

+ Không ăn hoặc uống

+ Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường

+ Chỉ muốn uống nước lạnh

- Phát ban da, nổi mụn nước hoặc bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, khuỷu tay. Các bóng nước hoặc mụn nước này thường có hình bầu dục, vỡ ra trong vòng 1 tuần, không để lại sẹo. 

3. CÁC TRIỆU CHỨNG thường thoái lui sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi:

+ Trẻ không thể uống nước bình thường và có nguy cơ mất nước.

+ Sốt kéo dài hơn 3 ngày

+ Các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày

+ Trẻ suy giảm miễn dịch 

+ Các triệu chứng nặng dần

+ Trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng.

4. CÁCH PHÒNG NGỪA:

- Rửa tay: thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, sử dụng chất sát khuẩn tay chứa cồn. Luôn rửa tay trong những trường hợp:

+ Sau khi thay tã.

+ Sau khi đi vệ sinh.

+ Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

+ Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.

- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

- Tránh chạm vào người bị tay chân miệng, chẳng hạn như ôm hoặc hôn.

5. TRẺ EM CÓ THỂ TRỞ LẠI TRƯỜNG HỌC NẾU BỊ BỆNH KHÔNG?

Tay chân miệng thường nhẹ, trẻ em có thể tiếp tục đến nhà trẻ và trường học trong các trường hợp:

+ Không sốt.

+ Không chảy nước dãi không kiểm soát kèm loét miệng.

+ Cảm thấy đủ khỏe để tham gia các hoạt động trong lớp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Centers for Disease Control and Prevention

2. Paller, Amy S., and Anthony J. Mancini. Hurwitz clinical pediatric dermatology: a textbook of skin disorders of childhood and adolescence. Elsevier Health Sciences, 2015.

3. DermNet, N. Z. "Hand foot and mouth disease." (2006).

4. Brooks David Kimmis, M. D., Christopher Downing, and Stephen Tyring. "Hand-foot-and-mouth disease caused by coxsackievirus A6 on the rise." Cutis 102 (2018): 353-356.

5. Ooi, Mong How, et al. "Clinical features, diagnosis, and management of enterovirus 71." The Lancet Neurology 9.11 (2010): 1097-1105.

6. Fujimoto, Tsuguto, et al. "Hand, foot, and mouth disease caused by coxsackievirus A6, Japan, 2011." (2012).

Nguồn hình ảnh:

Paller, Amy S., and Anthony J. Mancini. Hurwitz clinical pediatric dermatology: a textbook of skin disorders of childhood and adolescence. Elsevier Health Sciences, 2015.

 

tay-chan-mieng-mot-so-thong-tin-can-luu-y

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

12-03-2025 18:00:00
Những ngày qua, Bệnh viện Da Liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị phỏng pháo hoa đến điều trị. Trong đó, có người bị phỏng, nhiễm trùng vết thương kéo dài từ trong tết, có bệnh nhân phỏng do người nhà…nổi hứng đốt pháo hoa.
31-01-2025 08:30:00
BS.CKII Trần Ngọc Phương sẽ "bật mí" cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ vào những ngày Tết, cùng xem nha!
24-01-2025 11:30:00
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên do trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh nên đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
11-01-2025 11:04:28
Nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) đang phải điều trị với những loại thuốc mắc tiền, không được BHYT chi trả.
17-12-2024 09:45:00
Bé nhà bạn bị chàm sữa và bạn đang có những băn khoăn, lo lắng vì không biết cần chăm sóc bé như thế nào cho hiệu quả? Không biết nên có chế độ dinh dưỡng thế nào cho bé? Hãy cùng xem những giải đáp ngay sau đây của ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Phương - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM nha!
29-11-2024 15:00:00
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vào lúc 15g00 chiều thứ 6 ngày 29/11/2024.
17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor