Hoạt động   /   CHUYÊN ĐỀ HIV/AIDS

NGƯỜI NHIỄM HIV CẦN LÀM GÌ KHI BỊ CÚM?

12-06-2025 15:51:34
Copy to clipboard
Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, đặc biệt là những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc không dùng thuốc điều trị HIV.

 

Cúm là gì?

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội, cúm thường do virus gây ra, có thể gây ra tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột với một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh

  • Ho

  • Đau họng

  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi

  • Đau nhức cơ thể

  • Đau đầu

  • Mệt mỏi

  • Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn).

Cúm dễ lây lan qua giọt bắn nước bọt khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy đa tạng...

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm cho người nhiễm HIV là gì?

Với người nhiễm HIV, ngoài việc áp dụng liệu pháp kháng virus (ART), cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vaccine cúm hàng năm.

Vaccine cúm hoạt động theo cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của người tiêm để sản sinh kháng thể đặc hiệu. Các kháng thể này cung cấp khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm

Ngoài việc tiêm vaccine cúm hàng năm, những người nhiễm HIV nên áp dụng các chiến lược phòng ngừa cúm theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gồm:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cúm.

  • Nếu bị bệnh, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt để tránh lây nhiễm cho họ.

  • Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo giữ không khí trong lành, vệ sinh bề mặt thường xuyên chạm vào.

  • Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng.

  • Đeo khẩu trang.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch rửa tay có cồn.

  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

bvdl-nguoi-nhiem-hiv-can-lam-gi-khi-bi-cum-skds

Cúm là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và có thể gây nguy hiểm cho người nhiễm HIV (hình minh họa).

Người nhiễm HIV nên làm gì khi nghi ngờ bị cúm?

Khi người nhiễm HIV có các triệu chứng cúm kèm theo khó thở, hụt hơi và các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp khác thì cần được kiểm tra, chăm sóc tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

CDC khuyến cáo nên điều trị bằng thuốc kháng virus cúm kịp thời cho những người nhiễm HIV bị cúm hoặc nghi ngờ bị cúm. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất khi bắt đầu trong vòng 1-2 ngày sau khi các triệu chứng cúm xuất hiện như làm giảm các triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tử vong.

Ngay từ khi người nhiễm HIV nghi ngờ mắc cúm nên tránh xa người khác, đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường như rửa tay, che miệng khi ho.

Nếu người nhiễm HIV đã được chẩn đoán mắc cúm, hãy ở nhà ít nhất 4 - 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, do tình trạng này dễ lây nhiễm nhất trong 3 ngày đầu tiên của bệnh.

Làm thế nào phân biệt triệu chứng cúm với nhiễm HIV giai đoạn đầu?

Nhiễm HIV giai đoạn đầu là giai đoạn ngay sau khi nhiễm virus, còn được gọi là giai đoạn HIV cấp tính, xảy ra trong vòng 2 đến 6 tuần, sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV. Trong giai đoạn này, khoảng 2/3 số người sẽ có biểu hiện giống bị cúm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm HIV.

Nếu bạn không chắc mình bị cúm hay HIV giai đoạn đầu, hãy tự hỏi liệu bản thân có thể có hành vi nguy cơ cao (chẳng hạn như quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn mà không dùng bao cao su; không dùng thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị HIV; dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy), trong vài tuần qua hay không.

Nếu có, hãy lập tức trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo bạn được thực hiện xét nghiệm phù hợp, nhằm phát hiện HIV giai đoạn đầu, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-nhiem-hiv-can-lam-gi-khi-bi-cum-169241029121241772.htm

  • Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người bệnh khi đăng ký khám chữa bệnh bằng CCCD hoặc ứng dụng VNeID.

-------------------

BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 CƠ SỞ! MỌI THÔNG TIN BẤT KỲ VỀ 1 CƠ SỞ - CHI NHÁNH NÀO KHÁC TRỰC THUỘC CỦA BỆNH VIỆN ĐỀU LÀ GIẢ MẠO!

Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Thông, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh

Chăm sóc khách hàng (trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6): 028.3930.8131 (nhấn phím 0)

Liên hệ ngoài giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật: 0901.365.638

Fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.facebook.com/benhviendalieutphcm/

YouTube Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

TikTok Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.tiktok.com/@benhviendalieuhcm

Zalo Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://zalo.me/1948803500975685916

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

03-06-2025 15:03:00
Immuno Cure vừa công bố loại vaccine điều trị HIV có tên ICVAX đã đạt những kết quả “hứa hẹn” trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.
05-06-2025 14:12:00
Bác sĩ CKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, người nhiễm HIV nguy cơ mắc lao cao cấp hơn 19 lần so với người không nhiễm HIV và có nguy cơ mắc lao kháng thuốc cao. Vì vậy, người nhiễm HIV cần thiết phải được chuẩn đoán đồng nhiễm lao.
28-05-2025 14:15:53
Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV/AIDS đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
06-06-2025 13:52:00
Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Bộ Y tế Nga bắt đầu phát triển công nghệ để tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm HIV.
24-05-2025 14:10:18
Trong những năm gần đây, tình hình lây nhiễm dịch HIV tăng mạnh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Do đó việc đẩy mạnh thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng PrEP dạng tiêm là điều cần thiết.
15-06-2025 09:53:00
Vaccine mRNA được "đóng gói" trong các hạt nano lipid. Điều này giúp tăng cường khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là ở khu vực đường ruột, nơi virus HIV thường trú ẩn và nhân lên.
21-05-2025 14:03:25
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2026 sẽ đạt 80% tỉ lệ người bệnh HIV được làm xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus C; 85% tỉ lệ người bệnh HIV có kết quả sàng lọc viêm gan virus C dương tính được làm xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C; 60% tỉ lệ người bệnh HIV đồng mắc viêm gan virus C được điều trị viêm gan virus C…
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor