Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP KHI BƠI

11-05-2023 08:00:00
Copy to clipboard
Khô da, viêm da, viêm nang lông, nấm da... là bệnh về da thường gặp khi đi bơi do các hóa chất và vi sinh vật trong nước hồ.

 

Bơi lội là cách tuyệt vời để rèn luyện thể lực, vận động toàn bộ cơ thể song không ảnh hưởng đến các khớp, cải thiện chức năng tim mạch và dung tích phổi.

"Bên cạnh lợi ích, bơi bội ảnh hưởng với làn da do nước hồ bơi có hóa chất khử trùng", BS.CKII.VÕ THỊ ĐOAN PHƯỢNG, TRƯỞNG KHOA LÂM SÀNG 1, BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HCM, cho biết.

KHÔ DA

Người đi bơi có thể bị khô da, đặc biệt đối với người viêm da cơ địa, do nước hồ bơi chứa chlorine - một chất diệt khuẩn có khuynh hướng làm khô da. Thêm nữa, ngâm mình lâu trong nước sẽ hòa tan và rửa trôi các chất làm ẩm tự nhiên của da. Hậu quả là lớp sừng của da bị mất độ ẩm, da khô, tróc vảy và ngứa.

Theo bác sĩ Phượng, để khắc phục tình trạng khô da, nên tắm bằng nước ấm và thoa dưỡng ẩm trước khi bơi. Tắm lại bằng sữa tắm dịu nhẹ sau khi bơi, tốt nhất là tắm với nước ấm hoặc nước lạnh thay vì nước quá nóng. Thoa dưỡng ẩm ngay sau khi tắm xong. Trường hợp khô da, tróc vảy nặng kèm đỏ, ngứa cần phải thoa corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

VIÊM DA TIẾP XÚC VỚI KÍNH BƠI

Vòng đệm ở kính bơi có thể gây viêm da tiếp xúc ở những người dị ứng cao su, gây đỏ da, ngứa và đôi khi nổi mụn nước ở vùng da tiếp xúc quanh mắt. Một số trường hợp dị ứng với kẹp mũi và nút tai.

Người có tiền sử dị ứng nên thận trọng, tránh tiếp xúc với những vật dụng có cao su, ví dụ kính bơi không có cao su. Trường hợp viêm da sau tiếp xúc kính bơi, thoa hoặc uống corticosteroid tùy mức độ nặng, theo chỉ định của bác sĩ.

VIÊM NANG LÔNG VÙNG MẶC BIKINI

Đây là dạng viêm nang lông sâu do vi khuẩn khi mặc quần bơi bó sát, ẩm ướt cả ngày. Biểu hiện là những nốt đỏ, cứng nằm dọc theo lằn mông dưới.

Việc điều trị viêm nang lông, tùy vào mức độ bệnh sẽ sử dụng kháng sinh uống hay thoa. Hạn chế mặc đồ bơi ẩm ướt bó sát kéo dài, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

VIÊM NANG LÔNG DO NGÂM BỒN TẮM NÓNG

Da tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ở hồ bơi, bồn ngâm nước nóng, các bồn tắm sục. Vi khuẩn này có khả năng sống được ở nước ấm và kiềm. Biểu hiện là các sẩn mụn mủ nằm ở nang lông xuất hiện khoảng 8-48 giờ sau khi bơi hoặc ngâm bồn. Đôi khi bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nổi hạch.

Bác sĩ Phượng khuyên nên đến bác sĩ khám ngay khi có các biểu hiện bất thường. Khử trùng nước hồ bơi bằng chlorine và kiểm soát độ pH của các bồn tắm nóng có thể giúp hạn chế viêm nang lông.

HỘI CHỨNG BÀN CHÂN NÓNG DO PSEUDOMONAS

Là tình trạng nổi các nốt đỏ, đường kính khoảng 1-2 cm, rất đau ở lòng bàn chân và đôi khi ở lòng bàn tay. Các nốt này xuất hiện khoảng 48 giờ sau khi bơi do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

NẤM DA HOẶC NẤM DA CHÂN

Các vi nấm gây bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua hồ bơi, sàn hồ bơi và sàn nhà tắm. Nhiễm nấm bàn chân là do hàng rào bảo vệ da của bị suy yếu. Da thường xuyên bị ẩm ướt là điều kiện thuận lợi lây truyền và phát triển vi nấm ở da. Ngoài ra, mặc đồ ẩm ướt kéo dài, vệ sinh kém cũng tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.

Mang dép khi đi lại quanh thành hồ bơi hoặc sàn tắm công cộng có thể giúp hạn chế nhiễm nấm bàn chân. Hạn chế mặc đồ chật. Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ sau khi bơi xong. Trường hợp nhiễm nấm cần điều trị bằng thuốc kháng nấm thoa hoặc uống tùy độ nặng.

MỤN CÓC BÀN CHÂN

Mụn cóc bàn chân là bệnh da rất thường gặp, do virus HPV gây ra. Mụn cóc bàn chân có biểu hiện giống như một nốt chai chân nhưng trên bề mặt có lấm tấm các chấm đen (giúp phân biệt với chai chân).

Việc sử dụng phòng tắm hồ bơi công cộng hoặc đi lại quanh phòng thay đồ bằng chân trần sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc. Vận động viên bơi lội có tỷ lệ mắc mụn cóc bàn chân cao hơn so với nhóm người không bơi lội. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mụn cóc bàn chân ở những người hay bơi lội có sử dụng phòng tắm công cộng là 27%.

"Có thể hạn chế mắc mụn cóc bàn chân bằng cách mang vớ dùng trong hồ bơi và mang dép khi đi lại trong các phòng tắm công cộng. Trong trường hợp bị mụn cóc bàn chân, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được đốt laser, chấm nitơ lỏng", bác sĩ khuyên.

Nguồn: https://vnexpress.net/benh-ngoai-da-thuong-gap-khi-boi-4267952.html?

 

benh-ngoai-da-thuong-gap-khi-di-boi

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

12-03-2025 18:00:00
Những ngày qua, Bệnh viện Da Liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị phỏng pháo hoa đến điều trị. Trong đó, có người bị phỏng, nhiễm trùng vết thương kéo dài từ trong tết, có bệnh nhân phỏng do người nhà…nổi hứng đốt pháo hoa.
31-01-2025 08:30:00
BS.CKII Trần Ngọc Phương sẽ "bật mí" cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ vào những ngày Tết, cùng xem nha!
24-01-2025 11:30:00
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên do trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh nên đã gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
11-01-2025 11:04:28
Nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) đang phải điều trị với những loại thuốc mắc tiền, không được BHYT chi trả.
17-12-2024 09:45:00
Bé nhà bạn bị chàm sữa và bạn đang có những băn khoăn, lo lắng vì không biết cần chăm sóc bé như thế nào cho hiệu quả? Không biết nên có chế độ dinh dưỡng thế nào cho bé? Hãy cùng xem những giải đáp ngay sau đây của ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Phương - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM nha!
29-11-2024 15:00:00
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang fanpage Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vào lúc 15g00 chiều thứ 6 ngày 29/11/2024.
17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor