Kiến thức Y khoa

SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG MÙA DỊCH COVID-19

28-04-2020 15:10:58
Copy to clipboard
Dịch COVID-19 bùng phát, có nhiều bác sĩ và bệnh nhân quan tâm và lo lắng về những nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Có nên tiếp tục điều trị khi dịch đang hoành hành khắp nơi?

Các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân (corticoid, methotrexate, cyclosporin, azathioprine…) thường được sử dụng để kiểm soát những bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ, pemphigus…Thuốc tác động lên đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc dễ gây biến chứng khi nhiễm bệnh.

Vì vậy, khi dịch COVID-19 bùng phát, có nhiều bác sĩ và bệnh nhân quan tâm và lo lắng về những nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Có nên tiếp tục điều trị khi dịch đang hoành hành khắp nơi?

 

Thuốc ức chế miễn dịch trong mùa dịch covid 19

 

Sau đây là những khuyến cáo của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD) về sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD) trong đại dịch COVID-19.

TRƯỜNG HỢP 1: bệnh nhân đang điều trị thuốc ƯCMD và không nhiễm COVID-19

Không đủ chứng cứ để ngưng thuốc ƯCMD trong lúc này. Bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích trên từng trường hợp cụ thể. Cần đánh giá những yếu tố như loại bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mức độ nặng, tuổi bệnh nhân (nhất là người  60), và các bệnh lý đồng mắc.

Nguy cơ cao mắc COVID-19 và ở thể nặng nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp nặng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh lý hô hấp, bệnh ác tính hoặc hút thuốc lá.

TRƯỜNG HỢP 2: bệnh nhân đang điều trị thuốc ƯCMD và nhiễm COVID-19

AAD khuyến cáo ngưng thuốc ƯCMD cho đến khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh COVID-19.

TRƯỜNG HỢP 3: bệnh nhân đã ngưng thuốc ƯCMD vì nhiễm COVID-19

AAD khuyến cáo bắt đầu điều trị lại thuốc ƯCMD sau khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh COVID-19

TRƯỜNG HỢP 4: bệnh nhân có chỉ định nhưng chưa được điều trị thuốc ƯCMD

  • Đối với bệnh nhân nguy cơ thấp, bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi điều trị thuốc ƯCMD trên từng trường hợp cụ thể.
  • Đối với bệnh nhân nguy cơ cao ( 60 tuổi, có bệnh lý đồng mắc như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp nặng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh lý hô hấp, bệnh ác tính, hoặc hút thuốc lá), khuyến cáo không nên bắt đầu điều trị bằng thuốc ƯCMD, mà bằng các phương pháp khác.

Do đó, khi bạn đang điều trị thuốc ƯCMD hoặc có chỉ định điều trị thuốc ƯCMD trong mùa dịch COVID-19, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách nhé!

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

14-04-2025 10:30:00
Áp xe âm hộ - Đừng để tổn thương nhỏ trở thành biến chứng lớn
07-04-2025 08:00:00
Ngứa liên quan bệnh thận mạn là triệu chứng khá thường gặp, không chỉ ảnh hưởng thể chất, tăng gánh nặng bệnh tật sẵn có, mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng: mất ngủ, lo âu, trầm cảm…tuy nhiên tình trạng này lại thường hay bị bỏ sót hoặc điều trị không đầy đủ. Việc tiếp cận cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ngứa là một trong những chìa khoá quan trọng góp phần cho hiệu quả điều trị.
29-03-2025 08:00:00
Mycoplasma genitalium (M. genitalium) là một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục ngày càng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, bên cạnh các tác nhân quen thuộc như lậu, Chlamydia, giang mai,…. Vi khuẩn được phát hiện vào năm 1980, M. genitalium thuộc nhóm vi khuẩn Mollicutes, có kích thước rất nhỏ và không có thành tế bào, khiến nó kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới và viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu ở nữ giới. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc viêm vùng chậu mãn tính.
22-03-2025 08:00:00
Sáng ngày 21/03/2025, BSCKII Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã có bài báo cáo về Hệ vi sinh vật âm đạo. Hệ vi sinh vật âm đạo (Vaginal Microbiome) là tập hợp các vi sinh vật cư trú tự nhiên trong âm đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một âm đạo khỏe mạnh chứa hơn 50 loài vi sinh vật, trong đó Lactobacillus chiếm ưu thế, giúp duy trì môi trường acid nhẹ (pH < 4,5), ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển.
14-03-2025 10:00:00
Viêm da cơ địa: là một bệnh viêm da mãn tính, ngứa xảy ra thường xuyên, bệnh dễ tái phát. Viêm da cơ địa thường liên quan đến tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến 20%-30% trẻ em, 7%-10% người lớn, gây ra gánh nặng đáng kể về thể chất, tâm lý và kinh tế xã hội.
09-03-2025 09:00:00
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa không chỉ xảy ra với các nhiễm trùng xâm lấn, sau các chấn thương và phẫu thuật mà còn có thể xảy ra với các bệnh lý da liễu như là một biến chứng của việc hàng rào bảo vệ da bị tổn thương quá mức.
02-03-2025 09:00:00
Ngứa ở người cao tuổi là biểu hiện da rất phổ biến và đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị ngứa ở người cao tuổi là một nhu cầu cần thiết yếu và cần được quan tâm đúng mức.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor