Kiến thức Y khoa

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ ỨNG THUỐC

15-05-2019 15:35:55
Copy to clipboard
BVDL

1. DỊ ỨNG THUỐC LÀ GÌ ?

 Là phản ứng có hại xuất hiện khi dùng loại thuốc nào đó qua đường tiêm truyền, uống, nhỏ niêm mạc, bôi ngoài da... với những mức độ khác nhau.

 Biểu hiện bệnh ở da, niêm mạc và trong trường hợp nặng tổn thương cả cơ quan nội tạng.

 Những thuốc dễ gây dị ứng: Kháng sinh, thuốc chống động kinh, trầm cảm, thuốc chữa bệnh gout...

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH:

 Bệnh có thể xuất hiện ngay hoặc vài giờ, vài ngày, thậm chí tới 02 tháng sau khi sử dụng thuốc.

 Dị ứng thuốc thường biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ và có thể tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng:

 Ngứa, da nổi đỏ, mề đay, phù nề môi, mặt, nổi mụn nước, rịn nước, bóng nước, trợt da, loét ở các lỗ tự nhiên.

 Sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, cảm giác tim đập nhanh, đánh trống ngực, da nổi bóng nước, trợt da giống bị bỏng, kèm loét ở các lỗ tự nhiên.

 Nặng nhất là Shock phản vệ với các biểu hiện: tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt....

3. NHỮNG XÉT NGHIỆM THƯỜNG ĐƯỢC BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH:

 Khi cần thiết bác sỹ sẽ làm một số xét nghiêm: máu, chụp Xquang tim phổi, đo điện tim, cấy mủ tại chỗ da bị lột. Nếu cần cấy máu, cấy nước tiểu.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍNH HIỆN NAY:

 Ngưng ngay thuốc nghi ngờ gây dị ứng.

Tất cả các phương pháp điều trị hiện nay chỉ là điều trị triệu chứng, không tiệt trừ được căn nguyên.

5. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC:

 Bất kể thuốc nào (thâm chí thảo dược) cũng có thể bị dị ứng -> Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc tự điều trị bệnh.

 Dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau thường nặng hơn lần trước hoặc có những loại thuốc dùng vài lần trước đó không có phản ứng gì nhưng lần dùng sau lại bị phản ứng dị ứng.

6. CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH:

 Khi bị dị ứng với một loại thuốc nào thì tuyệt đối không dùng lại loại thuốc đó. Đồng thời bệnh nhân phải thông báo cho các thành viên khác trong gia đình, với bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc nghi bị dị ứng trước đây

 Khi thấy biểu hiện: ngứa, da nổi đỏ, loét mũi, miệng, bộ phận sinh dục, sốt. Nặng hơn có khó thở, chóng mặt, tím tái khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó, lập tức ngưng ngay, không được tự ý điều trị mà phải đến khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý, kịp thời.

7.CHĂM SÓC DA- NIÊM MẠC:

 Nếu bệnh nhân bị dị ứng thuốc nặng phải nhập viện (do bác sỹ quyết định). Nếu nằm viện phòng bệnh phải đảm bảo vô trùng, thoáng mát ( nhiệt độ phòng từ 25 - 28°C).

Da: 
Thay tấm vải trải giường hàng ngày ( từ 1- 2 lần)
Tắm, gội đầu nhẹ nhàng với thuốc tím pha loãng 1/10 000, tránh gây thêm trầy xước da cho bệnh nhân. Thấm nhẹ cho khô tổn thương
Chỗ da rịn nước: bôi Eosin 2% hoặc Milian. Vùng da trợt lở nhiều đắp thêm gạc như: Urgotul...

Niêm mạc: 
 Lau rửa niêm mạc mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc mắt phải theo chỉ định của Bs chuyên khoa Mắt
 Trợt niêm mạc miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, bôi Glycerin borat

#BenhvienDaLieuTPHCM #BVDL 
#TTGDSK #Diungthuoc #Nhungdieucanbiet

TIN MỚI

14-04-2025 10:30:00
Áp xe âm hộ - Đừng để tổn thương nhỏ trở thành biến chứng lớn
07-04-2025 08:00:00
Ngứa liên quan bệnh thận mạn là triệu chứng khá thường gặp, không chỉ ảnh hưởng thể chất, tăng gánh nặng bệnh tật sẵn có, mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng: mất ngủ, lo âu, trầm cảm…tuy nhiên tình trạng này lại thường hay bị bỏ sót hoặc điều trị không đầy đủ. Việc tiếp cận cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ngứa là một trong những chìa khoá quan trọng góp phần cho hiệu quả điều trị.
29-03-2025 08:00:00
Mycoplasma genitalium (M. genitalium) là một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục ngày càng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây, bên cạnh các tác nhân quen thuộc như lậu, Chlamydia, giang mai,…. Vi khuẩn được phát hiện vào năm 1980, M. genitalium thuộc nhóm vi khuẩn Mollicutes, có kích thước rất nhỏ và không có thành tế bào, khiến nó kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới và viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu ở nữ giới. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc viêm vùng chậu mãn tính.
22-03-2025 08:00:00
Sáng ngày 21/03/2025, BSCKII Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã có bài báo cáo về Hệ vi sinh vật âm đạo. Hệ vi sinh vật âm đạo (Vaginal Microbiome) là tập hợp các vi sinh vật cư trú tự nhiên trong âm đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một âm đạo khỏe mạnh chứa hơn 50 loài vi sinh vật, trong đó Lactobacillus chiếm ưu thế, giúp duy trì môi trường acid nhẹ (pH < 4,5), ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển.
14-03-2025 10:00:00
Viêm da cơ địa: là một bệnh viêm da mãn tính, ngứa xảy ra thường xuyên, bệnh dễ tái phát. Viêm da cơ địa thường liên quan đến tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến 20%-30% trẻ em, 7%-10% người lớn, gây ra gánh nặng đáng kể về thể chất, tâm lý và kinh tế xã hội.
09-03-2025 09:00:00
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng cấp cứu nội khoa không chỉ xảy ra với các nhiễm trùng xâm lấn, sau các chấn thương và phẫu thuật mà còn có thể xảy ra với các bệnh lý da liễu như là một biến chứng của việc hàng rào bảo vệ da bị tổn thương quá mức.
02-03-2025 09:00:00
Ngứa ở người cao tuổi là biểu hiện da rất phổ biến và đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị ngứa ở người cao tuổi là một nhu cầu cần thiết yếu và cần được quan tâm đúng mức.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor