Lĩnh vực điều trị   /   Bệnh ngoài da

BỆNH BÓNG NƯỚC DẠNG PEMPHIGUS

17-01-2019 16:30:28
Copy to clipboard
Một số lưu ý về bệnh bóng nước dạng PEMPHIGUS

1. BÓNG NƯỚC DẠNG PEMPHIGUS LÀ GÌ?

Là bệnh bóng nước, hiếm gặp, chủ yếu ở người lớn tuổi (>60 tuổi). 
Bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố: bỏng nắng, chấn thương hoặc sau dùng thuốc (Furosemide, Amoxicillin, Ciprofloxacin, captopril...)
Bệnh mạn tính cần phải sử dụng thuốc lâu dài.

2. DẤU HIỆU CẦN CHÚ Ý: 

 

Sốt cao.

Bóng nước: kích thước thay đổi 1-7 cm, chứa dịch trong, thường xuất hiện trên nền da đỏ, vị trí thường ở vùng bụng dưới và nếp gấp. Trường hợp nặng có thể lan rộng khắp người. Bóng nước thường vỡ trong vòng 1 tuần, để lại vết trợt đóng mài, lành nhanh.

Triệu chứng khác: Trợt miệng (10-30%)

3. XÉT NGHIỆM CẦN LÀM:


 

Để chẩn đoán bệnh, bệnh nhân thường được Bác sĩ chỉ định cắt sinh thiết bóng nước làm Giải phẫu bệnh và Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, gián tiếp.
Các xét nghiệm cần thiết khác trước điều trị: Công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, Xquang phổi.....

4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY:
Trong trường hợp bệnh khu trú , có thể sử dụng Steroids mức độ mạnh thoa tại chỗ, hoặc dùng kháng sinh (Tetracycline, Doxycycline...) phối hợp nicotinamide.
Trường hợp bệnh không đáp ứng thuốc thoa tại chỗ hoặc bệnh lan rộng , bệnh nhân có thể được chỉ định Corticosteroids liều cao và các thuốc ức chế miễn dịch khác ( Azathioprine, Mycophenolate Mofetil, Methotrexate....). 
Trong trường hợp lan rộng, bệnh nhân cần nhập viện để được theo dõi và điều trị.

5. LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC:


 

Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, không nên tự ý thay đổi liều thuốc hay ngưng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông báo ngay những dấu hiệu bất thường cho Bác sĩ vì đó có thể là tác dụng phụ của thuốc , tùy mức độ có thể cần phải ngưng thuốc hoặc chuyển sang sử dụng thuốc khác.
Cần tái khám định kỳ để được theo dõi và chỉnh liều thuốc phù hợp tránh làm bệnh nặng hơn.

6. GIÁO DỤC SỨC KHỎE-CHĂM SÓC DA:
Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định, đặc biệt là những thuốc có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh: Furosemide, Amoxicillin, Ciprofloxacin, Captopril.....
Bệnh nhân nên tránh chấn thương, cào gãi mạnh vì bóng nước có thể xuất hiện trên nền da tổn thương.
Khi có tổn thương miệng nên dùng thức ăn mềm.
Chăm sóc đúng cách vùng da bệnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế tránh nhiễm trùng thứ phát

BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM

TIN MỚI

25-04-2025 21:30:05
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 21:20:10
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 21:00:49
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 20:40:58
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 20:29:22
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 20:21:32
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
25-04-2025 20:09:31
Bảo vệ bạn khỏi Zona, Thủy đậu – Chủ động tiêm vắc xin ngay hôm nay!
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor