Bệnh ngoài da

NHỮNG HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI CHÚNG TA TIÊU THỤ MÀ KHÔNG BIẾT

03-01-2024 19:00:00
Copy to clipboard
Tỷ lệ béo phì, tiểu đường và các vấn đề chuyển hóa cao, cũng như tỷ lệ các bệnh dị ứng, viêm và tự miễn của con người ngày càng tăng lên. Ngày càng có nhiều bằng chứng về mức độ ảnh hưởng của các chất độc từ môi trường đối với sức khỏe sinh sản, các bệnh lý chuyển hóa và ung thư. Việc hiểu biết về các hóa chất độc hại này và cách hạn chế tiếp xúc với chúng là rất quan trọng đối với cả người dân và các bác sĩ.

 

VI NHỰA (MICROPLASTIC)

Thuật ngữ "vi nhựa" chỉ những vi hạt từ nhựa hoặc từ sản phẩm chăm sóc cá nhân, có kích thước nhỏ hơn 5mm và đang tích tụ với tỷ lệ báo động trong đại dương. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa hiện diện trong máu của đa số người khỏe mạnh. Tuy độc tính của nhựa chưa được biết rõ, nhưng đã có bằng chứng gây ung thư ở động vật trong một số nghiên cứu. Có thể giảm tiếp xúc với vi nhựa bằng cách tránh sử dụng nhựa một lần, thay thế bằng túi tái sử dụng, chọn trà lá hay túi trà giấy thay vì túi trà lưới,... Đã có nhiều quốc gia cấm sử dụng các loại vi hạt trong sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về việc hạn chế tiêu thụ hải sản nhằm tránh tiếp xúc với vi nhựa.

PHTHALATES

Phthalates là các hóa chất gây rối loạn nội tiết tìm thấy trong nhiều đồ dùng gia đình như vinyl và hương liệu. Tiếp xúc với phthalates có liên quan với sự phát triển não và sinh dục bất thường ở trẻ em cũng như mức testosterone thấp hơn ở nam giới. Các khuyến cáo nhằm tránh tiếp xúc với phthalates bao gồm: tránh sử dụng các sản phẩm nhựa polyvinyl clorua và sản phẩm có hương thơm. Tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc da không phthalates.

BISPHENOL A

Bisphenol A (BPA) là một chất phụ gia hóa học có trong chai nhựa trong suốt, thực phẩm đóng hộp và giấy chịu nhiệt. Phơi nhiễm với chất này có mối liên quan với bệnh tim mạch, béo phì và rối loạn sinh lý nam do tác dụng giống như estrogen của nó. BPA đã bị cấm sử dụng trong các chai nhựa và bình uống cho trẻ em, nhưng các chất thay thế của nó (bisphenol S và F) vẫn còn gây tranh cãi. Để giảm thiểu tiếp xúc với BPA, nên tránh nhựa polycarbonate và giấy chịu nhiệt, lưu trữ thực phẩm và đồ uống trong thủy tinh hoặc thép không gỉ và không hâm nóng thực phẩm trong các bao bì nhựa. Nên tránh thực phẩm đóng hộp nếu có thể, nếu mua thì nên chọn sản phẩm không chứa BPA.

DIOXIN VÀ PCBS

Dioxin và PCBs là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được thải ra môi trường qua các hoạt động công nghiệp và tồn tại trong môi trường và thực phẩm mặc dù được kiểm soát chặt chẽ. Dioxin là chất gây ung thư có liên quan với các vấn đề sức khỏe như quá trình phát triển, hệ miễn dịch, sinh sản và nội tiết. Sự tiếp xúc với PCB có liên quan với tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Để tránh tiếp xúc với các chất này, khuyến cáo hạn chế tiêu thụ thịt, cá và sản phẩm từ sữa cũng như cắt bỏ da và mỡ từ thịt. Nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi là nguồn đạm nhiễm PCB nhiều nhất trong chế độ ăn của người Mỹ, tuy nhiên các mô hình chăn nuôi mới có thể tránh được sự phơi nhiễm với chất này.

THUỐC TRỪ SÂU

Việc sử rộng rãi các loại thuốc trừ sâu công nghiệp trong nông nghiệp đã dẫn đến sự hiện diện của chúng trong máu và nước tiểu của hơn 90% dân số Hoa Kỳ. Glyphosate, một loại thuốc trừ sâu phổ biến, được xem là một chất có khả năng cao gây ung thư mặc dù chưa có kết luận cuối cùng. Một nghiên cứu đoàn hệ cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư. Ngoài nguy cơ sinh ung, một số chất trừ sâu khác như B-HCH cũng liên quan với tỉ lệ tử vong cao hơn, hay DDE (chất chuyển hóa của DDT) làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các loại thuốc trừ sâu có chứa chlor, chẳng hạn như B-HCH tan trong mỡ và có thể tích tụ trong sản phẩm động vật, vì vậy chế độ ăn chay có thể giúp hạn chế sự tiếp xúc với các chất này. Nên lựa chọn sản phẩm hữu cơ khi có thể và tìm hiểu về nồng độ thuốc trừ sâu trong các loại rau quả khi mua sắm.

PER- AND POLYFLUOROALKYL SUBSTANCES (PFAS)

PFAS là một nhóm hợp chất chứa fluor được tìm thấy trong máu của 98% người Mỹ và trong nước mưa. Phơi nhiễm với PFAS có mối liên quan với nguy cơ ung thư, bệnh gan, cân nặng thấp khi sinh, và sự rối loạn hormone. PFAS được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp như bao bì đồ ăn nhanh, quần áo chống thấm nước, bọt chữa cháy và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Khoảng 200 triệu người dân Mỹ tiếp xúc với PFAS trong nước uống của họ và chính phủ đang nỗ lực để điều chỉnh nồng độ PFAS trong nước uống. Các giải pháp để tránh tiếp xúc với PFAS bao gồm sử dụng bộ lọc thẩm thấu ngược hoặc than hoạt tính để lọc nước, tránh sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn mang đi và các sản phẩm tiêu dùng có nhãn là "chống thấm nước", "chống bám bụi" và "không dính".

Tài liệu tham khảo

Akash Goel, M. (2023). Toxic Chemicals We Consume Without Knowing It. Medscape. Retrieved February 23 from https://www.medscape.com/viewarticle/988444?ecd=wnl_recnlnew3_ous_230227_MSCPEDIT_&uac=81337CK&impID=5200510

 

bvdl-nhung-hoa-chat-doc-hai-bs-bao

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

17-11-2024 20:25:00
Hàng năm, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận đến hơn 52.000 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh lý vảy nến. Mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có những phương pháp để kiểm soát vảy nến, chẳng hạn như: thuốc uống, thuốc thoa, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học...
30-10-2024 17:00:00
Lễ hội hóa trang Halloween (ngày 31/10) đang đến gần. Các bác sĩ cảnh báo nhiều trường hợp da bị sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước, phát ban sau khi sử dụng trang phục không phù hợp, dùng mỹ phẩm, gel bôi tóc… để hóa trang.
30-10-2024 11:00:00
Phóng sự này thương tặng đến những ngọn nến kiên cường đã và đang không ngừng bước tiếp trên hành trình kiểm soát vảy nến - chạm đến yêu thương. Nếu có khi nào mệt mỏi, hãy nhìn lại phía sau, chúng tôi vẫn luôn ở đây vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn. Chúc tất cả luôn được bình an, hạnh phúc và vui khỏe mỗi ngày.
13-10-2024 09:00:00
Mùa mưa là thời điểm thích hợp bùng phát nhiều bệnh về da, trong đó có bệnh ghẻ - căn bệnh do ký sinh trùng gây ra đang trở thành mối lo thường trực cho nhiều gia đình có trẻ nhỏ.
08-10-2024 16:00:00
Chốc là bệnh rất dễ lây lan trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành và lây sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các vết trợt da, rỉ dịch. Bệnh thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc, dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác.
21-09-2024 09:15:00
Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là cơ hội cho các bệnh ngoài da phát triển, trong đó có bệnh chốc ở trẻ em. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận khoảng 8 trẻ bị bệnh chốc, trong đó có nhiều trẻ bị tình trạng chốc lan ra nhiều nơi do bố mẹ chủ quan, tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian.
17-09-2024 16:30:00
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, từ ngày 17-9 đến ngày 19-9, khu vực Nam bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 100mm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor