Hoạt động   /   Thư viện điện tử Dược

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CORTICOID DẠNG UỐNG

28-03-2019 08:40:58
Copy to clipboard
Corticoids hay còn gọi là corticosteroids, glucocorticosteroid là những steroids được vỏ thượng thận sản xuất (nội sinh) hay tổng hợp (ngoại sinh: Prednisone, Methylprednosone, dexamethasone..) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm để duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Do khả năng kháng viêm và ức chế miễn dịch nên Corticoids toàn thân ( uống hay tiêm) được sử dụng rộng rãi, chính yếu trong nhiều bệnh lý Da Liễu: Bệnh dị ứng, Mề đay, Bệnh bóng nước, Lupus đỏ, Viêm bì cơ, Bệnh lý viêm mạch....

 Bên cạnh những lợi ích điều trị bệnh, Corticoids còn có nhiều tác dụng phụ như: gây loãng xương, rối loạn điện giải, chậm phát triển ở trẻ em, tăng huyết áp, suy vỏ thượng thận, loét dạ dày tá ...

 Vậy nên để sử dụng Corticoids có hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

1. Sử dụng thuốc như thế nào dễ gặp tác dụng phụ:

 Thông thường sử dụng Corticoids uống trong một thời gian ngắn 1-2 tuần không gây tác dụng phụ, do đó có thể ngưng hoàn toàn sau 1-2 tuần sử dụng mà không cần giảm liều từ từ.

 Tác dụng phụ thường gặp trên những bệnh nhân sử dụng Corticoids có thời gian kéo dài > 3 tháng hoặc sử dụng ngắn ngày nhưng lặp lại nhiều đợt điều trị ngắn ngày.

 Liều dùng càng cao thì nguy cơ tác dụng phụ càng cao, vì vậy đối với những bệnh lý cần sử dụng Corticoids lâu dài, Bác sĩ thường lựa chọn liều thấp nhất có hiệu quả kiểm soát được bệnh để hạn chế tối đa tác dụng phụ, và do đó trên cùng một bệnh lý, liều lượng Corticoids cũng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân.

2. Sử dụng Corticoid như thế nào để đạt hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ:

 Nên uống thuốc vào buổi sáng để hạn chế tác dụng phụ teo tuyến thượng thận.

 Nên uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc uống trong bữa ăn để phòng bệnh viêm loét dạ dày.

 Không nên tự ngưng thuốc đột ngột khi chưa hỏi ý kiến Bác sĩ. Đối với những trường hợp sử dụng Corticoids trong kéo dài, cần phải giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc dưới sự theo dõi của Bác sĩ, vì nếu ngưng Corticoids đột ngột sau một thời gian dài sử dụng dễ có nguy cơ rơi vào Hội chứng cai Corticoid : mệt mỏi, lừ đừ, trầm cảm, đau đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, sụt cân, đến các triệu chứng nặng hơn của suy thượng thận cấp: hạ đường huyết, hạ huyết áp, shock, tăng kali máu.

3. Phòng ngừa và phát hiện sớm tác dụng phụ:

 Chế độ ăn giảm muối, giảm béo, giàu kali và canxi, tăng đạm, tăng cường vận động, tránh tăng cân béo phì.

 Tránh hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, cafe.

 Theo dõi huyết áp, đường huyết thường xuyên vào mỗi lần thăm khám phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp, tăng đường huyết do Corticoids.

 Đo mật độ xương mỗi 6-12 tháng. Bổ sung calcium và vitamin D hàng ngày phòng ngừa loãng xương.

 Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để phát hiện sớm biến chứng đục thủy tinh thể.

 Không nên dùng chung Corticoids với các thuốc kháng viêm giảm đau khác như Ibuprofen vì có thể làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

 Sử dụng antihistamin H2, ức chế bơm Proton phòng ngừa loét dạ dày.

 Corticoids có thể gây rối loạn tâm thần, do đó cần thông báo cho bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu thay đổi hành vi, trí nhớ, trầm cảm..

 Corticoids có tác dụng gây giữ muối và nước do đó cần thông báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bị phù.

 Đối với trẻ em khi phải sử dụng Corticoids kéo dài cần tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu đạm, giàu canxi, khuyến khích vận động, đo chiều cao thường xuyên để phát hiện sớm trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao khi dùng Corticoids kéo dài.

#BenhvienDaLieuTPHCM #BVDL 
#TTGDSK #SudungCorticoid #Dungcach

-------------------
BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM
02 Nguyễn Thông, P.6 Q.3, TP.HCM
Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638
Website: bvdl.org.vn

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
20-02-2022 15:00:00
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.
28-06-2021 16:30:00
Tổn thương gân và đứt gân là tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết đến từ lâu của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ do nhóm kháng sinh này cũng đã được báo cáo từ các cơ quan quản lý Dược các nước.
28-05-2021 09:00:00
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một rối loạn da do viêm phổ biến nhất. Người bệnh bị VDCĐ sẽ có cảm giác ngứa kinh khủng và da bị viêm mạn tính.
18-05-2021 10:00:00
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả bao gồm việc chỉ định kháng sinh với thời gian điều trị tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rất khó để xác định thời gian điều trị tối thiểu, đặc biệt là đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn ngần ngại trong việc xuống thang/ngưng kháng sinh sớm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor