Kiến thức Y khoa

VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG – BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA

13-11-2018 14:34:48
Copy to clipboard
ThS.BS. Trần Nguyên Ánh Tú sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin cần biết về bệnh lý này.

Hằng năm cứ đến mùa mưa, khoảng từ tháng 8 đến tháng 11, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng đến khám. Tình trạng này có thể gây thành dịch làm cho nhiều người trong gia đình hoặc trong khu phố cùng mắc một lúc, hoặc trên cùng một người có thể mắc nhiều lần trong mùa.

Bài viết dưới đây của ThS.BS. Trần Nguyên Ánh Tú sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin cần biết về bệnh lý này.

Viêm da tiếp xúc côn trùng biểu hiện với các thương tổn thành đường hay vệt đỏ, có thể phù nề nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay chân. Người dân thường nhầm lẫn bệnh này với giời leo (zona).
Bệnh thường do tiếp xúc loài côn trùng tên là Paederus có mình dài, kích thước 1,5-20 mm, màu đỏ nâu, hơi giống kiến. Dân gian gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Chúng tiết ra chất pederin, có độc tính gây bỏng, khi tiếp xúc trên da người gây phản ứng viêm da bóng nước.
Những tình huống làm cho bệnh nhân mắc bệnh:
• Làm việc, ngủ… bị côn trùng rơi vào cổ, mặt hay vùng da hở trên thân mình
• Vô ý quẹt tay hoặc đập nát côn trùng làm da tiếp xúc với chất pederin có trong côn trùng gây viêm da bóng nước.
• Côn trùng bám vào khăn mặt, mắt kính, quần áo… bệnh nhân không chú ý nên để da bị tiếp xúc với côn trùng
Lúc đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, đỏ da nhẹ. Sau 6-12 giờ, vùng da đỏ nhiều, thành vệt hay đường, hơi phù nề, trên đó có thể có mụn nước, mụn mủ. Lúc này, bệnh nhân thường cảm thấy đau, rát, có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch. Nếu thương tổn gần mắt có thể gây sưng cả 2 mắt.
Khi mắc bệnh, nên tránh làm cho thương tổn lây lan sang vùng da khác, không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử trí thích hợp.
Tùy mức độ nặng nhẹ của thương tổn, có thể điều trị với các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch màu, gel kháng sinh. Nếu mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh uống, thuốc giảm đau hoặc cũng có thể dùng corticosteroid bôi hoặc uống. Bệnh thường sẽ ổn sau 5-7 ngày.

 

TIN MỚI

19-04-2024 08:30:00
Bệnh mô liên kết tự miễn là một nhóm bệnh gồm các bệnh ảnh hưởng đến các bộ phận kết nối các cấu trúc của cơ thể. Nhiều type bệnh đã được phát hiện: lupus, viêm bì cơ, xơ cứng bì, hội chứng Sjögren, bệnh mô liên kết hỗn hợp, bệnh mô liên kết không xác định,...
12-04-2024 08:30:00
Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng từ thức ăn để duy trì sự sống từ mức độ tế bào đến mức độ cơ thể (cả về cấu trúc lẫn hoạt động), bảo vệ sức khỏe và cung cấp nguyên liệu cho sự tăng trưởng thể chất.
29-03-2024 08:30:00
Viêm khớp vảy nến (PsA) là bệnh đồng mắc thường gặp nhất của vảy nến. Có đến 30% bệnh nhân vảy nến sẽ tiến triển đến viêm khớp. Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến phá hủy khớp gây mất chức năng khớp. Triệu chứng của PsA thường rất đa dạng và giống với các bệnh viêm khớp khác do đó dễ bị bỏ sót chẩn đoán.
22-03-2024 08:30:00
1/ Tại sao bệnh ảnh hưởng đến cả da và hệ xương?
17-03-2024 08:30:00
XN papillomavirus ở người (Xét nghiệm HPV) phát hiện sự hiện diện của papillomavirus ở người, 1 loại virus có thể dẫn đến sự phát triển của mụn cơm sinh dục, tế bào cổ tử cung bất thường hoặc ung thư cổ tử cung.
08-03-2024 09:00:00
Siêu âm là một công cụ chẩn đoán hình ảnh đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành y học với các ưu điểm: không xâm lấn, không có tia xạ, có thể lặp lại được và chi phí thấp. Trong những năm gần đây, siêu âm đang dần được sử dụng phổ biến trong chuyên ngành Da Liễu.
01-03-2024 08:25:00
Tân sinh trong biểu mô âm hộ (Vulvar Intraepithelial Neoplasia-VIN) là tổn thương tiền ung thư âm hộ do biến đổi tế bào ở lớp thượng bì, không xâm nhập màng đáy.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor