/   Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Thứ Sáu

BỆNH LÝ SINH DỤC VÙNG NHIỆT ĐỚI

03-11-2016 14:21:00
Copy to clipboard
ĐẠI CƯƠNG Khởi phát do nhiễm nhiều loại vi khuẩn, động vật đơn bào, và giun sán Thường không lây qua đường tình dục Triệu chứng thường giống những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: Loét, sang thương giống mụn cóc, sang thương của đường sinh dục trên
•Bệnh giun chỉ Bancroftian
•Bệnh sán máng (đặc biệt do Schistosoma haematobium)
•Bệnh do amip
•Bệnh do leshmania
•Lao
•Phong
 
BỆNH GIUN CHỈ (FILARIASIS)
 

Dịch tễ học

Nguồn bệnh: những người mang giun chỉ bạch huyết

Mầm bệnh: ấu trùng đã phát triển trong cơ thể muỗi và đường nhiễm là do muỗi truyền.

Tình hình nhiễm giun chỉ bạch huyết ở Việt Nam

Từ năm 1976 đến năm 2000 các cuộc điều tra tỷ lệ mắc giun chỉ bạch huyết đã được tiến hành trong 10 huyện của Việt Nam với tỷ lệ mắc phù voi ở miền Bắc là 2,5%. 

Tình hình nhiễm giun chỉ bạch huyết ở Việt Nam

Ở miền Trung của Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết được phát hiện tại 20 huyện là từ 0,39 - 13,3%.

Bệnh thường khu trú thành từng điểm nhỏ, từng thôn, xã.

•Có 2 loài giun chỉ gây nên bệnh ở sinh dục người. Phần nhiều hầu hết quan trọng là loài Wuchereria bancroftii, chiếm 90% trong số nhiễm giun chỉ
•Bệnh lý sinh dục: đa số ở nam, nữ hiếm
 

Trung gian truyền bệnh

   Muỗi là trung gian truyền bệnh

•Culex (Cu.annulirostris, Cu.bitaeniorhynchus, Cu.quinquefasciatus và Cu.pipiens);
•Anopheles (An.arabinensis, An.bancroftii, An.funestus, An.gambiae, An.koliensis, An.melas, An.merus, An.punctulatus vàAn.wellcomei);
•Aedes (Ae.aegypti, Ae.aquasalis, Ae.bellator, Ae.cooki, Ae.darlingi, Ae.kochi, Ae.polynesiensis, Ae.pseudoscutellaris, Ae.rotumae, Ae.scapularis và Ae.vigilax);
•Mansonia (Ma.pseudotitilans và Ma.unifomis);
•Coquillettidia (Co.juxtamansonia).
 

Cơ chế bệnh sinh

•Khi ATvà giun TT chết à tắc nghẽn ống bạch huyết à trào ngược dòng + viêm mạch bạch huyết.
•Tăng áp lực bạch mạch ở đoạn dưới chỗ bít tắc, tắng thẩm thấu và bạch huyết có thể tràn vào các tổ chức khác, gây ra nhiều hiện tượng bệnh lý rất đa dạng.
•Ở người, mạch bạch huyết của ống dẫn tinh cũng là nơi ưa thích của chúng.
 

Biểu hiện

Chú thích

Giãn mạch lympho của hạch bạch huyết xung quanh ống dẫn tinh

Dấu hiệu sớm nhất của nhiễm. Có thể được phát hiện bởi siêu âm ở 80% BN tìm thấy giun chỉ con (microfilaraemia). Ở giai đoạn không triệu chứng

Tràn dịch tinh mạc cấp

Phát triển khi giun trưởng thành chết tự nhiên hoặc là kết quả của phương pháp điều trị nào đó

Tràn dịch tinh mạc mãn

Có thể phát hiện lên tới 40% đàn ông ở khu vực bệnh dịch cao filariasis

Tràn nhũ trấp tinh mạc

Tập hợp những dịch dưỡng trấp khi mạch bạch huyết tắc nghẽn dẫn tới tràn dịch tinh mạc

Lymph scrotum

U mạch máu lympho ở bìu nông, có thể rỉ ra dịch dưỡng trấp xuyên qua da bìu biến dạng

Viêm bìu và dương vật cấp

Có thể khởi phát bởi giun trưởng thành chết hoặc nhiễm vi khuẩn thêm. Nốt bìu sưng đau hoặc khó chịu vùng ống dẫn tinh có thể cảm nhận được

Phù voi ở bìu

Phì đại muôn và xơ hóa là do nhiễm vi khuẩn lặp lại nhiều lần. Lưu lượng nước tiểu không bị ảnh hưởng

Viêm hạch bẹn

Diễn tiến cấp tinh khi ấu trùng trưởng thành chết.

Cũng được thúc đẩy bở nhiễm vi khuẩn tại cơ quan sinh dục ngoài hoặc chân.

Hiếm khi abcess do giun chỉ

 

Chẩn đoán:

•LS + CLS
•Thường dựa vào sự xuất hiện của mẫu máu ngoại biên lấy ban đêm, có nhiều kĩ thuật để phát hiện ra. Giun trưởng thành trong bìu có thể phát hiện bởi siêu âm với tần số 7,5 MHz.
•Phát hiện giun chỉ trở nên khó khăn trong giai đoạn trễ.
•Kĩ thuật phát hiện kháng nguyên và kháng thể
 

Điều trị:

•Diethylcarbamazine (DEC): 6 mg/kg/ngày chia 3 liều trong vòng 12 sẽ giết được giun trưởng thành và giun chỉ con.
•Ivermectin: hiệu quả chỉ với giun chỉ con và có vai tro quan trọng trong việc kiểm soát bệnh
•Phẫu thuật
•Khi khó thở : trị liệu với Tetracycline
•Chăm sóc da tốt và điều trị kịp thời nhiễm trùng da do vi khuẩn là quan trọng để ngăn bệnh tiến triển nặng
 
 
BỆNH SÁN MÁNG (SCHISTOSOMIASIS)
 

Hiếm gặp tại Việt Nam

Đại cương:

Có 5 loài sán máng gây bệnh ở người:
- Schistosoma hamatobium (S. hamatobium)
- Schistosoma mansoni (S.mansoni)
- Schistosoma japonicum (S.japonicum)
- Schistosoma intercalatum
- Schistosomamekongi

•Trong đó có 3 loài sán máng gây bệnh cho người nhiều nhất là sán máng S. hamatobium; S.mansoni và S.japonicum
•S mansoni có khả năng xâm nhập để gây sang thương sinh dục
•Felmeier et al ước tính 6-27% phụ nữ bị Bệnh sán máng đường ruột có thể tiến triển đến sang thương sinh dục
 

Phản ứng viêm với kháng nguyên là dung dịch hòa tan của trứng

Và hàng loạt triệu chứng đặc biệt là tiểu ra máu và tiêu ra máu, để lại di chứng như là xơ hóa quanh tĩnh mạch cửa

Vị trí

Biểu hiện lâm sàng

Ống dẫn trứng

Nhiễm có thể gây nên bệnh lý viêm vùng chậu và dẫn tới thai kỳ suy nhược hoặc thai lạc chỗ

Tử cung

Rối loạn kinh nguyệt, thai chết

Nhau thai

Sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2

Cổ tử cung

Loét, tăng sinh, mảng màu cát (sandy patches), viêm CTC, tiết dịch, chảy máu sau giao hợp, đau khi giao hợp

Âm đạo

Tăng sinh, loét, sandy patches, rò âm đạo-bọng đái và âm đạo-trực tràng

Âm hộ

Sưng, loét, tăng sinh giống mụn cóc, ngứa, phì đại âm vật

 

•“Sandy Patches” mảng màu cát của âm đạo và CTC là do vôi hóa dưới thượng bì của trứng là sang thương đặc biệt của bệnh
•Bệnh lý gây đa sang thương niêm mạc à dễ lây truyền HIV cao
 

Bệnh sán máng ở sinh dục nam:

•Gây chảy máu và lắng đọng trứng trong tinh dịch
•Tinh dịch đổi màu vàng, giảm thể tích tinh dịch, cô đặc
•Calci hóa của tuyến tinh dịch và tiền liệt tuyến có thể được thấy trên siêu âm
•Vô sinh ở nam

Chẩn đoán:

•Chẩn đoán tốt nhất bởi kĩ thuật sinh thiết định lượng
•Khảo sát mẫu nước tiểu, hoặc phân à tìm trứng
•Gián tiếp bằng các phương pháp phản ứng ngưng kết kháng nguyên, ELISA
•Kĩ thuật phết ướt giúp chẩn đoán nhanh 1 số trường hợp

Điều trị:

•Praziquantel 600mg được lựa chọn để điều trị có hiệu quả nhất đối với các loại sán máng
•Liều 40mg/kg/24h chia 2 lần, uống sau khi ăn no
 
BỆNH DO AMIP (AMOEBIASIS)
 
•Entamoeba histolytica
•Viêm đại tràng, lỵ amip và abcess gan
•Entamoeba histolytica được báo cáo là nguyên nhân gây loét sinh dục
 

Biểu hiện LS:

Nam:

•Vết loét sinh dục có tiết dịch, đau
•Tiết dịch niệu đạo, tiểu khó

Nữ:

•Dịch tiết âm đạo có máu và hôi
•Viêm CTC, đau và loét và dễ chảy máu ở CTC- tử cung, âm đạo, âm hộ

Chẩn đoán:

•Sinh thiết
•Phết + nhuộm
•Cấy
•Huyết thanh học
•PCR 

Điều trị:

•Metronidazole: 800mg x 3 lần mỗi ngày trong 5 ngàyà Sang thương sinh dục đáp ứng nhanh
•Những case bỏ trị thì tiến đến viêm âm hộ hoại tử cần phẩu thuật cắt tận gốc.
•Nhiễm amip có thể lây qua đường tình dục ,vì vậy bạn tình nên được khám và điều trị
 
 
BỆNH LESHMIANIA Ở DA
 

Bệnh leshmania là 1 nhóm bệnh gây ra bởi động vật nguyên sinh thuộc giống Leshmania

Dịch tễ:

•Phân bố ở hơn 90 quốc gia ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và miền nam châu Âu
•Tại Việt Nam, đã phát hiện 3 bệnh nhân nhiễm Leishmania tại Quảng Ninh năm 2001
•Ký chủ: người, động vật sống gần người (chó và các loài gặm nhấm) hoặc động vật hoang dã, tùy từng nơi và từng chủng loại Leishmania.
•Trung gian truyền bệnh là Phlebotomus - một loại muỗi cát rất nhỏ, kích thước khoảng 3mm, chỉ muỗi cái hút máu ký chủ và đốt rất đau. 

Cơ chế sinh bệnh:

•Theo đường cắn sinh vật này được bắt bởi macrophage, không thoái biến được bởi macrophage.
•Giải phóng cytokines và đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào à hình thành sang thương.
•Sang thương sinh dục thường hiếm, được mô tả  ở những người làm hầm mỏ và nông dân ở Nam Phi. Sang thương ở âm hộ cũng được báo cáo

Lâm sàng:

Bệnh leshmania ở da thường được đặc trưng bởi loét tại chỗ mãn tính tiến triển tại vị trí bị cắn, có thể có nền cứng

CLS:

•Phết và nhuộm vừa Giemsa và hematoxylin & eosin à phát hiện trùng roi
•Cấy hay PCR có thể tăng tỉ lệ phát hiện
 

Điều trị:

Tại chỗ:

•Cryotherapy (ni tơ lỏng)
•Thermotheraphy ( sử dụng nhiệt dải tần số sóng âm tại chỗ)
•SbV tiêm trong sang thương
•Thuốc paromomycin tại chỗ như mỡ 15% paromomycin/ 12% methylbenzethonium chloride in soft white paraffin

Toàn thân:

Uống:

The "azoles" ketoconazole, itraconazole, and fluconazole

Tĩnh mạch:

•Pentavalent antimonial (SbV) therapy
•amphotericin B deoxycholate

Báo cáo case của tác giả Ismery CABELLO

2 bệnh nhân Venezuela, làm việc tại mỏ vàng, biểu hiện sang thương sinh dục ở da do Leishmania

 

Case 1: An 18-year-old gold mine worker from Parapapoy, Piar Municipality, Bolivar State, Venezuela

Presented with a three-months history of an ulcerative lesion over the glans penis. The patient was treated with Penicillin intramuscularly (2.4 million IU).

•The ulcer measured 1 cm in diameter, with an indurated base and raised, infiltrative borders (Fig. 1). No regional lymph nodes were noted.
•VDRL (Venereal Disease Research Laboratories) and FTA-ABS (Fluorescent Treponemal Antibody Absorption) was negative.
•Montenegro's intradermal test was positive: indurated papule, 26 mm diameter.
•Histopathological study showed ulceration of epidermis and a diffuse inflammatory infiltrate in the dermis composed of lymphocytes, histiocytes, plasma cells and giant cells with granuloma formation and presence of Leishmania amastigotes (Fig. 2).
•The patient was treated with meglumine antimoniate intramuscular (20 mg of Sb+/kg/day) during three weeks; with fully healed lesion at the end of therapy.

Case 2: A man of 38 years from gold mines of Ikabaru, Gran Sabana Municipality of the Bolivar State, Venezuela

Was suffering from a tumor in the scrotum for 5 months. The clinical diagnosis was squamous cell carcinoma. At physical examination, an ulcerated tumor of 5 cm x 3 cm in diameter, with an indurated base and raised, infiltrative borders with an yellowish exudate was noted (Fig. 3).

Leishmanin skin test was positive, HIV (enzyme-linked immuno-sorbent assay [ELISA]), and VDRL were negative.

Histology showed pseudoepitheliomatous hyperplasia, a necrotic area and ulceration of epidermis and a diffuse inflammatory infiltrate in the dermis composed of lymphocytes, plasma cells, polymorphonuclear cells and vacuolated histiocytes with the presence of Leishmaniaamastigotes (Fig. 4).

The patient was treated with meglumine antimoniate intramuscular (20 mg of Sb+/kg/day) three weeks; with complete cicatrization of the lesion.

LAO SINH DỤC
(GENITAL TUBERCULOSIS)

•Khởi nguồn ở hầu hết các case từ ổ bệnh ở thận à tiền liệt tuyến, mào tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn, niệu đạo
•Máu cũng lan theo tới những vị trí này và có thể thành tổn thương dạng hạt kê
 
LAO SINH DỤC NAM
 

Vị trí

Chú thích

Mào tinh

Vị trí chính của sinh dục, có thể tiến triển ở 2 bên

Tinh hoàn

Thường là biến chứng muộn của bệnh ở mào tinh. Vô sinh có thể xảy ra sau đó

Ống dẫn tinh

Sự nhiễm có thể dẫn đến hình thành nốt hoặc làm dày thành ống

Da bìu

Giới hạn, mất hoặc nhăn da bìu và dò có thể dẫn tới nhiễm trùng mào tinh

Tiền liệt tuyến

Vị trí quan trọng của bệnh. Có thể là nguồn gốc của bệnh lý mào tinh trong nhiều case

Có thể dãn rộng không đều.

Trực khuẩn kháng acid ở trong tinh dịch có thể xảy ra

Tuyến tinh dịch

Dãn không đều

Niệu đạo

Hẹp có thể phát triển ở chỗ chia ở gần tiền liệt tuyến

Dương vật

Hiếm, phá hủy các tuyến

Nốt lympho ở bẹn

Sẹo và dò

Dễ lầm lẫn với Lymphogranloma do bệnh liễu hoặc bệnh sốt mèo cào

 

Lao mào tinh : hầu hết các case

•Nhiễm ở 1 bên thường sẽ diễn tiếp bệnh bên còn lại
•Khởi phát sưng từ từ, kèm đau. Nhiễm trùng cấp hiếm xảy ra.
•Teo da bìu có thể xảy ra với sự tiến triển châm hơn của dò bìu dái tiết dịch.
•Tinh hoàn thường sẽ bị ảnh hưởng trễ.
•Khám: thấy một mào tinh u cục , không đều, và to. 
 

Lao tiền liệt tuyến có thể biểu hiện:

•Tiểu khó
•Tiểu nhiều lần, tiểu máu
•Tinh dịch có máu. Khám có thể thấy chắc, to không đều, nốt cục, hoặc mềm ở khu vực bị hoại tử
 

Chẩn đoán:

•Phát hiện trực khuẩn kháng acid
•Cấy: nước tiểu, tinh dịch, mủ,  hoặc sinh thiết.
•Siêu âm và X quang: Dấu hiệu phụ như tiểu mủ , calci hóa tại chỗ.

Theo dõi & Điều trị:

•Tất cả các bệnh nhân nên được kiểm tra có biểu hiện của sang thương ở phổi và thận không.
•Điều trị theo phác đồ thông thường của hóa trị liệu bệnh lao.
•Phẫu thuật có thể dùng đối với khi có abcess,triệu chứng tắc nghẽn hoặc thất bại khi hóa trị.
 

LAO SINH DỤC NỮ

•Đau và chảy máu bất thường
•Đau bụng dưới
•Lao CTC: triệu chứng giống carcinoma và u hạt vùng bẹn
•Loét âm hộ: hiếm
üVết loét sinh dục đau, mãn tính,
üCó thể có sẹo ngoằn ngoèo
•Vô sinh
 
Chẩn đoán:
•Cấy dịch kinh nguyệt (Lao buồng trứng)
•PCR cũng hữu ích cho chẩn đoán khi cấy âm tính.
•Sinh thiết
BỆNH PHONG
 
•Bệnh do Mycobacterial leprae
•Bệnh phần lớn được giới hạn ở da, khoang mũi, và thần kinh ngoại biên bởi sự phát triển ưa thích của Mycobacterium leprae ở nhiệt độ 27-30%.
•Bên trong bìu, do bởi nhiệt độ thấp hơn, nên dễ nhạy cảm trong quá trình tiến triển của bệnh và trong suốt giai đoạn hồng ban nút do Phong (phản ứng loại 2)

Lâm sàng:

•Những bệnh nhân này có thể đầu tiên tinh hoàn bị đau hoặc sưng (kể cả trước khi những biểu hiện khác)
•Tiến triển sau đó là teo tinh hoàn, nữ hóa tuyến vú, và rụng tóc là những đặc điểm được biết đến của bệnh Phong
•Rối loạn sinh sản và tình dục tiến triển do tinh hoàn hóa nhỏ, mềm, và  không nhạy cảm
•Có thể cho thấy sự thiểu tinh dịch hoặc không có tinh trùng

Chẩn đoán & Điều trị:

•Lâm sàng (đặc biệt là sự biểu hiện của lớn thần kinh ngoại biên)
•Phiến cắt da để tìm vi khuẩn kháng acid.
•Hầu hết BN bệnh Phong được điều trị đa hóa trị liệu theo khuyến cáo của WHO
•Lek Nopdonrattakoo (1996). “Amoebiasis of the Female Genital Tract: A Case  Report”. The Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, 22(3): 235-238.
•John A. Thomas, A. Joseph Antony (1976). “Amoebiasis of the Penis”. BJU  International, 48(3): 269-27.
•S. McClatchie, J. S. Sambhi(1971). “Amoebiasis of the cervix uteri”. Annals of  Tropical Medicine and Parasitology, 65(2): 207-210.
•Cynthia Cohen (1973). “Three cases of amoebiasis of the cervix uteri”. The Journal  of obstetrics and gynaecology of the British Commonwealth; 80(5): 476-479.
•Ismery CABELLO, Alejandro CARABALLO và Yaneth MILLÁN (2002). “Case report  Leishmaniasis in the genital area”. Rev. Inst. Med. trop. S. Paulo, 44(2):105-107.
 
 
                                                                                                                                                            Bài viết do Bs Bảo Hưng Khoa LS3 cung cấp

 

TIN MỚI

13-07-2020 10:00:00
Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời quý đồng nghiệp tham dự Hội thảo khoa học chuyên đề “Vảy nến và các bệnh da mạn tính”.
14-05-2018 08:08:27
Bs Hoàng Mai Loan Ngày 11/5/2018
20-11-2017 15:16:48
- BS Nguyễn Thị Thùy Dung- Khoa Khám bệnh Bv Da liễu TP.HCM
15-11-2017 14:51:44
Trân trọng thông báo!
15-11-2017 14:46:43
Laser CO2
15-11-2017 14:45:13
TS.BS Lê Thị Thanh Trúc - BV Da liễu TP.HCM
21-09-2017 09:58:19
Neil Chesanow DISCLOSURES February 23, 2015
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor